Chủ Nhật, Tháng Một 12, 2025
spot_img
HomeTin mớiVì sao 8 năm liền từ 2025 không có ngày 30 Tết...

Vì sao 8 năm liền từ 2025 không có ngày 30 Tết âm lịch?


Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, đây là thời điểm quan trọng nhất trong năm đối với văn hóa của nhiều dân tộc. Theo Lịch vạn niên, không chỉ Tết Ất Tỵ 2025 mà trong vòng 8 năm tới, lịch âm tháng Chạp (tháng 12) sẽ chỉ có 29 ngày. Mãi đến năm 2033, người dân mới được đón Tết Âm lịch có ngày 30.


Ảnh minh họa 

Vì sao có tháng âm lịch 29 ngày?

Theo lịch âm, số ngày trong tháng được tính dựa trên con số thiên văn vận hành của Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời. Nhiều người còn gọi lịch âm là lịch Mặt trăng vì tuân theo quan sát chu kỳ trăng tròn.



Mặt trăng không thể tự tạo ra ánh sáng. “Ánh trăng” thực chất là ánh sáng Mặt trời phản chiếu trên bề mặt Mặt trăng. Khi đứng trên Trái đất, tầm nhìn của chúng ta với phần được chiếu sáng của Mặt trăng thay đổi mỗi đêm, tùy thuộc vào vị trí của Mặt trăng trên quỹ đạo quanh Trái đất, vì vậy mà có những pha tròn, khuyết…

Thời gian Mặt trăng quay quanh Trái đất không phải đúng 30 ngày, cũng không phải đúng 29 ngày mà là xấp xỉ 29,53 ngày, nên các tháng Âm lịch sẽ luân phiên có 30 hoặc 29 ngày để bù trừ sao cho khớp với chu kỳ.

Để tính chuẩn, các nhà thiên văn phương Đông chọn mốc là thời điểm hoàn toàn không trăng mỗi tháng – gọi là “điểm sóc”. Đây là thời điểm thứ tự Trái đất – Mặt trăng – Mặt trời nằm thẳng hàng, người quan trắc đứng trên Trái đất không còn nhìn thấy Mặt trăng.

Xem thêm  Thanh niên 17 tuổi hiến tạng hồi sinh 4 cuộc đời

Mặt khác, khi thứ tự Mặt trăng – Trái đất – Mặt trời nằm thẳng hàng, đó là thời điểm trăng tròn.

Mặc dù ngày rằm (ngày 15 âm lịch) chưa chắc đã đúng là lúc trăng tròn, nhưng ngày mùng 1 thì luôn luôn là ngày sóc. Nếu điểm sóc rơi vào ngay sau ngày 30 thì đó là tháng đủ, còn điểm sóc rơi vào sau ngày 29 thì đó là tháng thiếu.


Ảnh minh họa

8 năm liền không có ngày 30 Tết

Theo các tính toán chính xác của thiên văn học, mồng 1 tháng Chạp của năm Giáp Thìn có điểm sóc rơi vào 5h26 ngày 31/12/2024 (giờ Hà Nội). Nếu cộng thêm 29,53 ngày thì chúng ta thấy rằng điểm sóc tiếp theo là khoảng hơn 18h ngày 29/01/2025 (thực tế là 19h35, do còn nhiều yếu tố khác gây ra dao động trong độ dài của chu kỳ Mặt trăng).

Vậy nên, ngày 29/1/2025 trở thành ngày đầu tiên của tháng 1 Âm lịch, là ngày đầu năm mới Ất Tỵ. Ngày ngay trước đó là 29 tháng Chạp, nói cách khác, ngày 29 trở thành ngày cuối cùng của năm cũ.

Với cách tính tương tự như vậy, ta có thể ra được kết quả tương đối chính xác cho ngày đầu năm của các năm tiếp theo. Theo tính toán, đến tận khi kết thúc năm Tân Hợi (2032), tháng Chạp luôn dừng lại ở ngày 29.

Trên thực tế, đây hoàn toàn chỉ là trùng hợp, được tính ra bằng phép cộng nêu trên. Ngoài tính toán, các chuyên gia cũng hiệu chỉnh điểm sóc bằng việc quan sát thiên văn.

Xem thêm  Thai phụ bị bỏng 95% sau vụ nổ trong phòng trọ ở TP.HCM đã tử vong

Về cơ bản, việc 8 năm liền Tết Nguyên đán không có ngày 30 Tết không gây ảnh hưởng gì tới chu kỳ thời tiết mà chỉ liên quan tới thói quen sinh hoạt và chuẩn bị cho những ngày Tết. Việc một tháng nào đó trong năm luôn là tháng thiếu hoặc luôn là tháng đủ trong một số năm liền không hề là chuyện hiếm, chỉ có điều các tháng khác ít được chú ý tới như thời điểm cuối năm.



Theo Gia Đình Việt Nam

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments