Thứ hai, Tháng Một 13, 2025
spot_img
HomeDinh DưỡngTrứng vịt lộn bổ dưỡng nhưng đại kỵ với 6 nhóm người...

Trứng vịt lộn bổ dưỡng nhưng đại kỵ với 6 nhóm người này tuyệt đối tránh xa


 

Từ lâu trứng vịt lộn được biết đến là một loại thực phẩm bổ dưỡng. Mặc dù tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn được trứng vịt lộn. Vậy, ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn khá nhiều so với các loại trứng thông thường khác. Trứng vịt lộn chứa lượng lớn protein, nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, như vitamin A, D, B12 và folic acid. Đây đều là các dưỡng chất cần thiết và rất tốt cho cơ thể.



Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên trứng vịt lộn cũng có chứa lượng chất béo và cholesterol khá cao, thậm chí cao hơn so với trứng gà thông thường, do đó những người mắc các bệnh sau nên cân nhắc khi bổ sung trứng vịt lộn vào chế độ ăn.

Những đối tượng không nên ăn trứng lộn

Người mắc bệnh gout (bệnh gút): Người mắc bệnh gút không nên ăn trứng lộn. Trứng lộn có chứa hàm lượng purin (khi cơ thể tiêu hóa purin sẽ tự sản sinh ra một chất gọi là axit uric) thấp nhưng lại chứa hàm lượng cholesterol cao. Hàm lượng cholesterol cũng là một yếu tố nguy cơ đối với người bị bệnh gout.

Ảnh minh họa: Internet

Người mắc bệnh về gan, tỳ vị: Tỳ vị và gan có nhiệm vụ sàng lọc chất độc hại trong cơ thể. Bên cạnh đó trứng vịt lộn có tính hàn sẽ khiến người bệnh gan và các bệnh tỳ vị dễ đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là bị đau bụng.

Xem thêm  7 thói quen lành mạnh mọi người nên áp dụng ở độ tuổi 30

Người bị bệnh gan nhiễm mỡ, tim mạch: Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ, tim mạch nên kiêng hoặc tránh ăn nhiều trứng lộn. Vì ăn trứng vịt lộn quá thường xuyên có thể dẫn đến mức cholesterol trong máu tăng cao. Đây là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về tim mạch, huyết áp, thậm chí là cả đái tháo đường.

Người bị tăng huyết áp: Với hàm lượng cholesterol khá cao có trong trứng vịt lộn, những người bị huyết áp cao cần cân nhắc kỹ trước khi thêm món ăn này vào chế độ ăn hàng ngày. Đối với người huyết áp cao, hàm lượng sodium và chất béo có trong trứng vịt lộn cũng có thể góp phần tăng cường nguy cơ các vấn đề tim mạch nếu tiêu thụ quá nhiều.

Ảnh minh họa: Internet

Trẻ dưới 5 tuổi không ăn trứng vịt lộn: Độ tuổi này, hệ tiêu hoá của trẻ còn chưa hoàn thiện, khả năng chuyển hóa các chất còn yếu. Việc nạp một lúc nhiều dinh dưỡng dễ gây trướng bụng, đi ngoài…

Những điều cần lưu ý khi ăn trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn thường ăn cùng gừng và rau răm. Đây là cách kết hợp hài hòa đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Rau răm, gừng vị cay nồng, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn. Do đó, chúng có tác dụng chống lạnh bụng, đầy hơi và chậm tiêu hóa.

Ăn quá nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày và ăn liên tục có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường…, tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gút (gout).

Xem thêm  Mẹo xử lý "khẩn cấp" những món ăn lỡ nêm nếm quá cay
Ảnh minh họa: Internet

Mặt khác, ăn nhiều rau răm sống sẽ sinh nóng rét, giảm khả năng tình dục ở nam giới. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rau răm chứa một số tinh dầu và chất ức chế dục tính.



Theo Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments