Dị ứng thời tiết là căn bệnh phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ ai không phân biệt giới tính, tuổi tác. Dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Không chỉ vậy, căn bệnh này còn có thể tái phát thường xuyên mỗi khi thời tiết thay đổi bất thường.
Để thoát khỏi căn bệnh này, bạn nên biết các cách điều trị và phòng ngừa dị ứng thời tiết sau đây.
Cách điều trị và phòng ngừa dị ứng thời tiết hiệu quả
Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết thường do người bệnh có cơ địa mẫn cảm. Triệu chứng của dị ứng thường xuất hiện và trở nặng hơn khi thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi đột ngột, mưa ẩm, gió lạnh, nắng nóng…
Những triệu chứng khi bị dị ứng thời tiết là hắt hơi liên tục, chảy mũi, nghẹt mũi hoặc nổi mề đay, mẩn ngứa. Ngoài ra, có một số triệu chứng ít gặp hơn là đau đầu, sốt cao thậm chí là khó thở… nếu có những biểu hiện này bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chữa trị.
Cách điều trị dị ứng thời tiết tại nhà
Khoai tây tươi
Khoai tây bạn mua về rửa sạch, cắt lát mỏng rồi đắp vào chỗ bị dị ứng trong 20 phút. Thực hiện cách này 2 lần/ngày cho đến khi hết các triệu chứng dị ứng.
Trà xanh
Sau khi rửa sạch, cho lá trà xanh vào nồi đun ở lửa vừa khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Chắt lấy nước và cho thêm 2 muỗng canh mật ong vào khuấy đều. Cho người dị ứng dùng khi còn ấm để làm giảm cảm giác khó chịu.
Các loại nước ép trái cây
Dùng các loại nước ép trái cây như cà rốt, nước cam, cà chua… không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có khả năng điều trị dị ứng thời tiết vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, thường xuyên dùng nước ép trái cây sẽ tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ngăn chặn được sự tấn công của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác.
Lưu ý: Nếu áp dụng các cách điều trị trên không hiệu quả hay xuất hiện những triệu chứng như ngứa ngáy nhiều hơn, sốt hay khó thở, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Ngoài ra, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và dùng thuốc khi chưa được bác sĩ kê đơn.
Biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết
– Khi nắng nóng, bạn nên tránh hoạt động ngoài trời trong thời gian dài, còn về mùa đông hãy luôn giữ ấm cơ thể.
– Tránh hút thuốc, uống đồ uống có cồn.
– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả có nhiều vitamin C để tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.
– Tập thể dục thường xuyên.
– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhằm điều hòa cơ thể.
Với những cách điều trị và phòng ngừa dị ứng thời tiết ở trên, chúc bạn sớm thoát khỏi nỗi ám ảnh này mỗi khi giao mùa.