Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeDinh DưỡngRau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình?

Rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình?


1. Rau ngải cứu là gì?

1.1. Nguồn gốc cây ngải cứu

Trước khi tìm hiểu về tác dụng của rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình, dưới đây là một số thông tin cơ bản về loài cây này. Ngải cứu là một loài cây thân thuộc với rất nhiều người bởi chúng lành tính, lại dễ sử dụng an toàn với tất cả mọi người. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp cây ngải cứu ở bất cứ đâu, trong vườn nhà, ở các bãi đất trống, hay trong cả các món ăn quen thuộc hằng ngày như gà tần, trứng rán,…

Cây ngải cứu vừa có thể là gia vị món ăn, vừa là một loại dược liệu – Ảnh minh họa: Internet

Ngải cứu là cây dược liệu thân thảo có tên khoa học là Artemisia vulgaris L. Cây có nhiều tên gọi khác nhau theo dân gian như cây ngải diệp, ngải tía, cây thuốc cứu. Đây là loại cây có khả năng sinh trưởng tốt, mọc lâu năm và có nhiều lợi ích trong Đông y, món ăn hay là nước uống.

Cây ngải cứu chủ yếu là dùng lá và thân cây, có thể dùng tươi sống hoặc phơi khô. Tác dụng của cây ngải cứu phơi khô rất tốt, người ta còn gọi là ngải diệp. Hoặc khi phơi ngô nghiền nhỏ thành bột sẽ được gọi là ngải nhung. Và dù là tươi hay phơi khô thì những thành phần trong ngải vẫn rất tốt và chữa được nhiều bệnh cho người sử dụng.

1.2. Đặc điểm sinh học

Cây ngải cứu thường khá thấp, có thể mọc sát dưới mặt đất từ 0.4 – 60 cm. Lá của cây có màu xanh nhạt ở mặt trên và xanh thẫm ở mặt dưới, trừ cây ngải tía thì còn có màu hơi đỏ ở thân cây. Cây cũng có hoa ở đầu ngành, quả nhỏ và toàn thân phát ra mùi hương có hơi hắc.

ban co tin rang rau ngai cuu chua roi loan tien dinh
Người ta thường sử dụng phần lá và thân của cây ngải cứu – Ảnh minh họa: Internet

Thành phần hóa học chứa tinh dầu, Flavonoid, Coumarin, các chất Sterol,… Các thành phần giúp chữa các bệnh điều hòa kinh nguyệt ở các chị em, tiêu hóa, giải cảm, giảm sưng tấy và một số bệnh khác.

Xem thêm  10 thực phẩm bạn nên tránh ăn trước khi đi ngủ

1.3. Phân bố chính

Ngải cứu là loài cây dễ sống, chúng có thể mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, không tập trung chính ở đâu. Cây không cần phân bón quá nhiều mà chỉ cần tưới nước. Người Việt Nam thường trồng cây ở quanh nhà, vườn cây, hoặc trồng ở thùng xốp trên ban công nhà cũng đều được. Cây cũng có thể mọc ở những khu vực có bóng râm hoặc những nơi có ánh sáng trực tiếp.

2. Một số công dụng chữa bệnh của rau ngải cứu

Ngoài việc được nhiều bệnh nhân dùng để tự điều trị bệnh rối loạn tiền đình thì rau ngải cứu còn có tác dụng điều trị nhiều bệnh khác, như:

  • Điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ: với phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh bạn có thể dùng rau ngải cứu để giảm các triệu chứng này.

  • Chữa rối loạn tiền đình bằng ngải cứu: Đây là một trong những tác dụng được nhiều người biết đến và được tận dụng nhiều nhất. Với công dụng điều hòa và lưu thông khí huyết, rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình và có khả năng đưa máu lên não tốt hơn. Nhờ vậy, hệ tiền đình được hoạt động bình thường.

ban co tin rang rau ngai cuu chua roi loan tien dinh
Lá ngải cứu là một vị thuốc Đông y trị rối loạn tiền đình – Ảnh minh họa: Internet
  • Cầm máu: với những trường hợp bị ho ra máu, nôn ra máu hay đi ngoài ra máu thì bạn có thể dùng lá ngải cứu để chữa trị, ngải cứu có tác dụng cầm máu rất tốt.

  • Giảm đau trong các trường hợp bị phong tê thấp, đau nhức xương khớp dùng lá ngải cứu đắp lên giúp giảm đau hiệu quả.

  • Trị mụn nhọt: trong trường hợp bệnh nhân bị ngứa, vàng da, dùng lá ngải cứu tươi giã nát rồi đắp lên mặt, lưu lại khoảng 20 phút sẽ có tác dụng giúp da mịn màng, hồng hào hơn. Bên cạnh đó trong rau ngải cứu có lượng tinh dầu khá lớn, có tác dụng kháng khuẩn bạn có thể dùng ngải cứu để chữa mụn nhọt cũng rất hiệu quả.

Xem thêm  Không ngờ loại cá rẻ bèo bán đầy ngoài chợ lại giàu Omega-3 giúp giảm huyết áp, tăng chiều cao

3. Tác dụng của rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình

Ngải cứu là một loại lá cây chữa rối loạn tiền đình. Như chúng ta cũng biết, bệnh rối loạn tiền đình xuất phát từ chứng thiếu máu não. Khi máu không được lưu thông, các cơ quan tiền đình sẽ hoạt động không linh hoạt và kém hiệu quả hơn. Do đó, gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt.

Với công dụng điều hòa và lưu thông khí huyết, rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình và có khả năng đưa máu lên não tốt hơn. Nhờ vậy, hệ tiền đình được hoạt động bình thường. Từ đó, lượng máu lên não cũng ổn định. Trường hợp bạn bị choáng váng khi đứng dậy đột ngột hoặc đau đầu do thời tiết thay đổi… Bạn hãy dùng một ít rau ngải cứu để cải thiện tình hình nhé!

Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh huyết áp cao, khi dùng ngải cứu cần cẩn thận. Bạn chỉ dùng một lượng ít (khoảng 3 – 5g khô) để tránh tình trạng máu lên não quá nhiều.

4. Một số món ăn chế biến từ ngải cứu chữa rối loạn tiền đình ở đầu

4.1. Não heo hấp với lá ngải cứu

ban co tin rang rau ngai cuu chua roi loan tien dinh
Não (óc) heo hấp với lá ngải cứu không chỉ khử tanh mà còn tăng hương vị, tốt cho sức khoẻ – Ảnh minh họa: Internet

Nguyên liệu

  • Não heo: 1 bộ, gỡ bỏ những mạch máu lớn, trần sơ qua nước sôi.
  • Rau ngải cứu: 1 nắm lớn rửa sạch thái đoạn dài 2cm.
  • Rau diếp cá: lấy 1 ít đem rửa sạch bằng nước muối.

Thực hiện

Bạn xếp não heo và rau ngải cứu vào tô rồi hầm cách thủy (nước hầm sôi chừng 40′) là được. Khi sắp tắt bếp, rắc thêm rau diếp cá vào. Món này cần ăn nóng! Mỗi ngày ăn 1 bộ não heo như vậy. Ăn liên tục trong vòng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

4.2. Sườn hầm ngải cứu

Sườn heo và ngải cứu kết hợp là bộ đôi cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. 

ban co tin rang rau ngai cuu chua roi loan tien dinh
Một gợi ý vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng cho bữa ăn của gia đình bạn – Ảnh minh họa: Internet

Nguyên liệu

  • 500 gam sườn heo
  • 1 bó ngải cứu to
  • Gia vị
Xem thêm  3 loại gia vị dùng nhiều “đầu độc gan” còn nhanh hơn cả bia rượu: Bỏ ngay kẻo nội tạng kiệt quệ

Thực hiện

Rửa sạch sườn rồi chặt miếng vừa ăn, sau đó ướp sườn với hành tím giã nhỏ và gia vị. Rau ngải cứu đem rửa sạch, lấy phần ngọn rồi vò cho bớt đắng.

Sườn đem xào săn với hành phi thơm, sau đó cho khoảng 4 bát nước lớn vào hầm nhỏ lửa cho đến khi sườn mềm, ngọt nước thì cho rau ngải cứu vào đun sôi 5 phút, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. 

Món canh này ăn ngay khi nóng có tác dụng giải cảm, hoạt huyết, dưỡng khí cực kì hiệu quả.

>>> Xem thêm:

Bạn có biết lá ngải cứu có tác dụng gì không?

Ngải cứu có tác dụng gì? Khi sử dụng bạn cần lưu ý những gì?

4.3. Trứng gà hấp ngải cứu

Trứng gà kết hợp với ngải cứu có tác dụng bổ huyết. Đây là món ăn cực kỳ đơn giản mà lại giảm các chứng rối loạn tiền đình hiệu quả.

ban co tin rang rau ngai cuu chua roi loan tien dinh
Với món này, bạn có thể cho thêm 1 chút thịt heo bằm – Ảnh minh họa: Internet

Nguyên liệu

  • Thịt heo
  • Trứng gà
  • Ngải cứu

Thực hiện

Thịt heo đem bằm nhuyễn rồi đem ướp với hành tím, gia vị khoảng 10 phút. Trứng gà đập vào bát có thịt bằm, ngải cứu xắt nhuyễn cho vào rồi đánh đều lên. Bạn đem bát trứng hấp cách thủy 30 phút cho chín thì đem ra ăn nóng.

4.4. Gà tần ngải cứu

Gà tần là món ăn bổ dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể, cực kì có hiệu quả với những người thường xuyên bị suy nhược, hoa mắt, chóng mặt , giảm các triệu chứng thiếu máu, rối loạn tiền đình.

ban co tin rang rau ngai cuu chua roi loan tien dinh
Gà hầm ngải cứu (gà tần) là một món được yêu thích và phổ biến – Ảnh minh họa: Internet

Nguyên liệu

  • Đùi và cánh gà
  • Ngải cứu
  • Nghệ
  • Gia vị
  • Rượu trắng (tuỳ khẩu vị) 

Thực hiện

Đùi gà và cánh gà rửa sạch, chặt miếng nhỏ vừa ăn. Ngải cứu đem rửa sạch, lấy phần lá và ngọn. Thịt gà nêm nếm gia vị, giã dập nghệ ướp gà chừng 20 phút thì xếp vào nồi. Một lớp gà thì cho một lớp ngải cứu, sau đó cho vào một bát nước. Đun sôi gà ở lửa lớn sau đó hạ lửa nhỏ và đun cho khoảng 10 phút. Sau đó lại để gà nguội rồi lặp lại quy trình nấu như ban đầu. Món ăn này muốn thơm và dậy mùi hơn thì sau khi nấu xong bạn nên cho thêm chút rượu.

Trên đây là những chia sẻ về rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình. Ngải cứu thực sự là một loại dược liệu hiệu quả. Hi vọng những chia sẻ trên cũng giúp bạn được ít nhiều trong việc điều trị. Chúc bạn và gia đình luôn sống vui sống khỏe nhé!



Theo Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments