Cao huyết áp được coi là “sát thủ thầm lặng” vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Người bệnh chỉ được chuẩn đoán khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc sau những biến cố sức khỏe lớn như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Do đó, một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống thích hợp và duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ cũng giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn bệnh cao huyết áp và kéo dài tuổi thọ.
Biện pháp kiểm soát bệnh cao huyết áp
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm được 4-9mmHg huyết áp. Các bài tập đơn giản như chạy bộ, đi bộ, bơi lội, khiêu vũ…đều có thể giúp cơ thể kiểm soát hiểm áp hiệu quả. Ngoài ra, duy trì thói quen tập luyện đều đặn còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Không ăn quá nhiều muối
Việc sử dụng quá nhiều muối trong khẩu phần ăn sẽ làm tăng huyết áp. Do đó, chỉ cần hạn chế chút ít muối trong chế độ ăn uống là bạn đã có thể giảm huyết áp từ 2-8mmHg. Theo các chuyên gia, cơ thể chỉ nên nạp vào lượng muối không quá 2.300mg mỗi ngày với người bình thường và dưới 1.500mg cho người đang bị tăng huyết áp.
Tránh thức uống có cồn
Rượu, bia là những thức uống sẽ làm tăng huyết áp nhanh chóng. Bạn nên tránh uống rượu khi có thể nhưng nếu trường hợp phải uống do công việc, hãy nhớ rằng nên uống một cách có kiểm soát. Bên cạnh đó, thức uống có cồn cũng làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị huyết áp.
Hạn chế lượng caffeine
Một ly cà phê có thể làm huyết áp tăng lên 10mmHg. Tuy chưa có nghiên cứu khoa học chính xác về tác dụng của caffeine với huyết áp, nhưng tốt nhất vẫn nên hạn chế tiêu thụ quá nhiều caffeine trong ngày để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Chanh
Chanh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể nhờ vào hàm lượng vitamin C dồi dào. Vitamin C có vai trò như một chất chống oxy hóa và ngăn ngừa tác động của các gốc tự do trong cơ thể. Ngoài ra, chúng còn có công dụng giữ cho mạch máu của bạn trở nên mềm dẻo, linh hoạt hơn từ đó giảm nguy cơ xơ cứng động mạch và ngăn ngừa tăng huyết áp.
Bạn có thể cho thêm vài giọt nước cốt chanh và cho vào cốc nước ấm uống mỗi sáng trước bữa ăn để giúp hạ huyết áp hiệu quả. Tuy nhiên, những người đang bị đau dạ dày thì không nên thực hiện phương pháp này.
Hạt dưa hấu
Trong dưa hấu có chứa hợp chất cucurbocitrin, là chất có thể giúp hạ huyết áp, giãn mao mạch đồng thời cải thiện chức năng thận. Cách làm khá đơn giản, lấy 1 muỗng cà phê hạt dưa hấu đem xay nhuyễn rồi bỏ vào hũ để dùng dần. Mỗi buổi sáng chỉ cần dùng 1 ít hạt dưa hấu đã xay để đun sôi với nước sẽ tạo thành thức uống có công dụng giảm huyết áp.
Tỏi
Một số nghiên cứu đã tìm ra rằng, tỏi có tác dụng hạ huyết áp. Bạn có thể tiêu thụ cả tỏi sống lẫn tỏi nấu chín mà không cần lo sợ công dụng bị giảm đi. Cách dùng tỏi hạ huyết rất đơn giản, lấy 4 muống cà phê nước và thêm 6 giọt nước tỏi vào cùng để uống, kiên trì dùng 2 lần mỗi ngày để phát huy tác dụng.