Chủ Nhật, Tháng Một 12, 2025
spot_img
HomeDinh DưỡngNhững tác dụng tuyệt vời khi uống nước lá hẹ tươi

Những tác dụng tuyệt vời khi uống nước lá hẹ tươi


Cây rau hẹ còn có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo… là cây thân thảo, rau hẹ giàu dược tính và có mùi thơm đặc trưng. Không chỉ là một loại rau ăn ngon đây còn là cây thuốc chữa được nhiều loại bệnh.

Hẹ vừa là loại rau thơm ngon, dễ ăn vừa là vị thuốc có tác dụng tốt nhất cho cơ thể vào mùa xuân. Ở thời điểm này, chất lượng làm thuốc của hẹ đạt cao hơn. Sách Nội kinh có viết: “Xuân hạ dưỡng dương”, nghĩa là vào mùa xuân chúng ta cần bổ sung các thực phẩm giúp bổ dương khí và hẹ cũng nằm trong nhóm thực phẩm này.

Sách Lễ có ghi chép lại rằng củ hẹ trị chứng di mộng tinh, đau lưng rất công hiệu. Lá hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Rau hẹ có nhiều lợi ích, đặc biệt phát huy công dụng khi uống nước lá hẹ tươi.

1. Uống nước lá hẹ tươi có tác dụng gì cho sức khỏe?

+ Kháng sinh tự nhiên tốt cho cơ thể

Trong nước ép lá hẹ có nhiều kháng sinh giúp ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, virus ở đường tiêu hóa nói chung và đặc biệt là đối với bệnh lý đường ruột nói riêng. Tính chất của kháng sinh này khá vững bền nên sử dụng hỗ trợ chữa bệnh khá hiệu quả và an toàn.

+ Giảm huyết áp và cholesterol

Cũng như tỏi, hẹ có chứa allicin. Allicin có mặt trong lá hẹ có tác dụng giảm huyết áp và ngăn chặn quá trình sản sinh cholesterol trong cơ thể. Hơn nữa, chúng cũng có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm, tẩy vi khuẩn và nấm trong đường ruột, đảm bảo cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt nhất.


Uống nước lá hẹ tươi là một phương pháp giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý

+ Giúp xương chắc khỏe

Lượng vitamin K có trong hẹ giúp ích rất nhiều cho hoạt động trơn tru của xương khớp. Quá trình khử khoáng xương được ngăn chặn đáng kể bằng việc ăn hẹ thường xuyên. Đặc biệt phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới nên thường xuyên ăn hẹ sẽ giúp tăng mật độ xương, phòng ngừa các bệnh xương khớp tiền mãn kinh hiệu quả.

Xem thêm  4 lợi ích của sữa hạt đối với sức khỏe nhưng lại “đại kỵ” với những người này

+ Giúp ngăn ngừa ung thư

Trong hẹ chứa nhiều flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên có thể ngăn chặn một số bệnh ung thư hiệu quả. Những chất này giúp chống lại các gốc tự do và ngăn chặn chúng phát triển. Vì vậy, ăn hẹ có thể phòng ung thư đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày.

+ Hỗ trợ điều trị các vấn đề về da

Nhờ đặc tính kháng khuẩn và nấm nên rau hẹ rất tốt cho da, đồng thời cải thiện những vấn đề về nhiễm trùng da, mụn nhọt rất an toàn. Hẹ có thể thay thế cho các loại kem bôi trị vảy nến và làm lành vết thương hở nhanh chóng và lành tính.

+ Chống đông máu

Flavonoid trong hẹ giúp cân bằng huyết áp, đặc biệt giúp hỗ trợ giảm huyết áp ở những người có tiền sử huyết áp cao. Hẹ giàu vitamin C có tác dụng tăng cường tính đàn hồi của các mao mạch máu và thúc đầy sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Ăn hẹ thường xuyên sẽ ngăn ngừa chứng đông máu hiệu quả.

+ Giảm thiểu các triệu chứng khó chịu khi mang thai

Hẹ tươi chứa rất nhiều folate (axít folic là loại axít amin có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào). Phụ nữ mang thai khi tiêu tiêu thụ một lượng axít folic hợp lý sẽ giúp ngăn chặn đáng kể các dị tật bẩm sinh về ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

2. Cách uống nước lá hẹ phòng ngừa hiệu quả nhiều bệnh tật

+ Chữa ho khò khè ở trẻ em: lá hẹ tươi (20g) kết hợp cùng đường phèn, hấp cơm hoặc chưng cách thủy, sau đó ép lấy nước cho trẻ uống.


Lá hẹ tươi kết hợp cùng đường phèn chữa ho hiệu quả

+ Chữa cổ họng đau, nuốt khó: dùng từ 12 đến 24 g lá hẹ tươi, giã lấy nước uống, ngày từ 2 đến 3 lần, đến khi hết đau. Nếu bị đau họng, lấy lá và củ hẹ giã đắp lên cổ, sau đó băng lại.

+ Chữa hen suyễn (khó thở): lá hẹ một nắm giã nát, lấy nước uống hay sắc lên để uống.

Xem thêm  Không chỉ tốt cho sức khỏe, cây ngải cứu còn được khuyên trồng trước cửa nhà, lý do là gì bạn đã biết chưa?

+ Phòng táo bón, tích trệ: mỗi sáng dậy khi chưa ăn sáng, uống nước hẹ giã đã lọc bã.

+ Chữa nấc cục, hắc xì do lạnh: uống một bát nước hẹ (30g) đã giã nát và lọc bỏ bã.

+ Trị bệnh đau răng: lấy 1 nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.

+ Chữa giun kim: sắc lá hay rễ hẹ giã lấy nước ép cho uống.

+ Chữa viêm loét dạ dày thể hàn, đau vùng thượng vị, buồn nôn hoặc nôn do lạnh: lá hẹ 250g, gừng tươi 25g. Tất cả thái vụn, giã nát, lọc lấy nước đổ vào nồi cùng với 250g sữa bò. Đun nhỏ lửa cho đến khi sôi, uống nóng.

3. Rau hẹ xào trứng – Món ăn bài thuốc ngon miệng bổ dưỡng

Nếu hẹ giàu chất xơ, khoáng chất giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý thì trứng gà được xem là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho cơ thể được nhiều người yêu thích. Trong trứng gà chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động của tế bào. Đây cũng là loại thực phẩm giúp tăng cường trí thông minh ở trẻ nhỏ và giúp kéo dài tuổi thọ ở người cao tuổi. Đặc biệt, phụ nữ mang thai ăn trứng gà rất tốt cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Để chế biến món ăn bài thuốc lá hẹ xào trứng gà thơm ngon bạn đừng bỏ qua công thức chế biến đơn giản, thực hiện vô cùng nhanh chóng này nhé!

– Chuẩn bị nguyên liệu

+ Lá hẹ: 200g

+ Trứng gà: 2 – 3 quả


Nguyên liệu cần chuẩn bị đơn giản

+ Nấm mộc nhĩ (ngâm nở mềm): 20g

+ Dầu ăn 15g

+ Gia vị

– Các bước thực hiện

Bước 1. Rau hẹ rửa sạch thái từng đoạn vừa ăn, trứng gà đánh tan, mộc nhĩ rửa sạch thái sợi nhỏ.

Bước 2. Đổ dầu vào chảo đun sôi, cho trứng gà đã đánh vào đun lửa nhỏ khoảng 5 phút

Bước 3. Cuối cùng cho lá hẹ, mộc nhĩ vào đảo đều đến khi hẹ vừa chín thì nêm gia vị vừa ăn và tắt lửa.


Lá hẹ xào trứng

4. Tác dụng của món ăn lá hẹ xào trứng đối với sức khỏe

Trong trứng gà chứa đến 15 loại vitamin khác nhau, vitamin B2, axit folic và 12 loại khoáng chất, axit amin cần thiết cho cơ thể, tỉ lệ hấp thụ vào cơ thể của loại thực phẩm này đạt đến 99,6%.

Xem thêm  5 lời khuyên về chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon

Ngoài ra, hàm lượng chất sắt có trong trứng gà rất phong phú, đây là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho cơ thể. Ở những bà bầu giữa thai kỳ, do nhu cầu máu tăng lên, hệ thống máu không tạo máu đủ cho cơ thể, đa số thai phụ đều có hiện tượng thiếu máu thiếu sắt lúc này ăn trứng gà có thể cải thiện tình trạng thiếu máu.

Protein trong trứng gà có tác dụng chữa trị những tổn thương ở tế bào gan, bảo vệ gan tạng. Lecithin trong lòng đỏ trứng gà có thể thúc đẩy sự tái sinh của tế bào gan, nâng cao hàm lượng chất đạm trong máu, tăng cường trao đổi chất và tăng sức miễn dịch. Có thể thấy, thai phụ ăn trứng gà sẽ có lợi cho cả mẹ và thai nhi. Món rau hẹ xào trứng gà còn giúp thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng thông tiện, hạn chế tạo bón.

Một vài lưu ý khi chế biến khi món rau hẹ xào trứng:

Nên chọn trứng tươi mới, tránh sử dụng trứng bị vỡ, trứng thối, trứng vữa để chế biến món ăn. Rau hẹ nên lặt kỹ, bỏ những phần lá bị úa vàng. Khi xào nên xào lửa to trong thời gian ngắn để rau hẹ không bị ra nhiều nước làm món ăn mất ngon.

Nên đặc biệt lưu ý là lá hẹ kỵ với mật ong, thịt trâu vì thế không nên dùng chung các lao5i thực phẩm này với nhau. không nên dùng hẹ lâu dài trong trường hợp người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt.

Nước ép lá hẹ hay món ăn rau hẹ xào trứng đều rất tốt cho cơ thể, mang đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Đối với việc uống nước lá hẹ tươi lần đầu bạn nên thử trước với một lượng ít để kiểm tra độ thích nghi của cơ thể với loại nước ép này trước khi sử dụng lâu dài. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức trong việc chăm sóc các thành viên trong gia đình.



Theo Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments