Chủ Nhật, Tháng Một 12, 2025
spot_img
HomeKhỏe ĐẹpLý do quan trọng khiến trẻ mắc bệnh sởi

Lý do quan trọng khiến trẻ mắc bệnh sởi


Sởi là một bệnh truyền nhiễm, do virus sởi thuộc họ Paramyxovirus gây ra, có thể thành dịch. Ảnh: Shutterstock nuotr.

Chăm sóc con đang cách ly điều trị bệnh sởi tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, anh T.Q.P., ngụ Đắk Lắk, cho biết con trai 4 tuổi xuất hiện các triệu chứng sốt, ho nhiều ngày trước khi nhập viện. Gia đình có lấy thuốc cho cháu uống nhưng không đỡ.



Ngày 12/7, trẻ sốt, ho, phát ban đỏ toàn thân. Đến ngày 13/7, gia đình anh P. đưa con đi khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên với kết quả xét nghiệm bé dương tính với bệnh sởi. Trẻ chưa được tiêm vaccine phòng sởi trước đó.

Nhìn con mắc bệnh với các biến chứng nặng, ăn uống không được còn bị tiêu chảy, ho, sốt… anh P. tự trách mình quá chủ quan.

 
Bác sĩ thăm khám bệnh nhi mắc bệnh sởi đang được chăm sóc, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Ảnh: Sở Y tế Đắk Lắk.
 

Một trường hợp khác mắc sởi là bé Đ.C.N.M., 1 tuổi, ngụ Đắk Lắk, đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Ngày 8/7, bệnh nhi bị sốt, ho nên được gia đình đưa đến phòng khám gần nhà điều trị. Đến ngày 11/7, người nhà đưa trẻ đi khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Tại đây, trẻ được xét nghiệm và kết quả dương tính với sởi. May mắn, bệnh nhi đã được tiêm một mũi vaccine nên các triệu chứng bệnh rất nhẹ.

Xem thêm  Nghiên cứu mới: Đạp xe đi làm giảm 47% nguy cơ tử vong sớm

Theo TS.BS Trần Thị Minh Thuý, Trưởng khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, các trường hợp bệnh nhi đến bệnh viện điều trị sởi hầu hết đều có biến chứng nặng và rơi vào các trường hợp chưa tiêm vaccine phòng sởi.

Nhiều bệnh nhi đến viện trong tình trạng sởi biến chứng viêm phổi, sởi biến chứng tiêu hóa, phát ban… Sau khi được điều trị tích cực, đến nay sức khỏe của các trẻ đã có diễn biến tốt.

Tại tỉnh Đắk Lắk, nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi các vaccine trong những năm gần đây là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh bao gồm bệnh sởi.

Theo số liệu của CDC, trong 5 tháng đầu năm, tỉnh Đắk Lắk có tỷ lệ trẻ 9 tháng tiêm sởi đạt gần 38%, tỷ lệ trẻ 18 tháng tiêm vaccine sởi – rubella đạt gần 35%.

ThS.BS Hoàng Hải Phúc, Giám đốc CDC Đắk Lắk, cho biết do khoảng trống của vacicne ở thời điểm thiếu vaccine cục bộ, hiện nay tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh sởi cho trẻ chưa đạt ngưỡng đủ để tạo miễn dịch cộng đồng.

Để bệnh sởi không bùng phát và lan rộng, tiêm chủng là biện pháp chủ động phòng bệnh hiệu quả nhất. Do đó, ngành y tế đã xây dựng và đang triển khai hoạt động rà soát, tiêm bù, tiêm vét cho các đối tượng trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine để đảm bảo độ bao phủ, phòng bệnh cho trẻ.

Xem thêm  7 loại thực phẩm chống viêm bạn nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày

Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, bác sĩ Phúc yêu cầu người dân chủ động đưa con đi tiêm vaccine phòng sởi. Nếu trẻ được tiêm một mũi vaccine sởi lúc 9-11 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vaccine sởi thứ 2 lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%.

Bên cạnh đó, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh như:

  • Thường xuyên rửa tay và vệ sinh thân thể, vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc sởi hoặc nghi ngờ mắc sởi
  • Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban) cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, điều trị kịp thời, phòng biến chứng nặng của bệnh sởi.



Theo Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments