Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeLàm Cha MẹLợi ích tiêm cúm trong thai kỳ nhiều mẹ bầu chưa biết

Lợi ích tiêm cúm trong thai kỳ nhiều mẹ bầu chưa biết


Thai phụ mắc cúm dễ sinh non, dị tật thai nhi

Cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm (Influenza virus) gây ra. Hiện có các chủng cúm như cúm A, B và C, trong đó cúm A và B là những loại phổ biến nhất. Bệnh dễ lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua các hành động ho, hắt hơi hoặc nói chuyện…

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 1 tỷ trường hợp mắc bệnh cúm, trong đó có 3-5 triệu trường hợp mắc bệnh nặng và có từ 290.000 đến 650.000 ca tử vong. Tại Việt Nam, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, trung bình mỗi năm có khoảng 800.000 ca mắc cúm.

Theo BS.CKI Tống Thị Ngọc Cầm, Phó Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cúm gây ra các triệu chứng sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi… Bệnh thường tự khỏi sau 4-7 ngày nhưng ở phụ nữ mang thai, các triệu chứng có thể kéo đến 14 ngày và dễ có nguy cơ bị biến chứng.

Mất cân bằng nội tiết tố, hệ miễn dịch suy giảm khiến sức đề kháng yếu là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ mắc cúm mùa. Nguồn ảnh: Shutterstock

Theo số liệu thống kê từ CDC Mỹ vào năm 2022, gần 50% các trường hợp nhập viện do cúm đều là phụ nữ đang mang thai. Biến chứng phổ biến nhất của cúm ở phụ nữ mang thai là viêm phế quản, viêm phổi do virus. Bác sĩ Cầm giải thích, phụ nữ mang thai có nhu cầu oxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi, do đó, viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn nhiều. Biến chứng này nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy đa tạng và tử vong.

Xem thêm  Những triệu chứng nhiễm giun thường gặp ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần nắm

Sốt do cúm vào đầu thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở não và tủy sống, đục thủy tinh thể, sứt môi hở hàm ếch hoặc khiếm khuyết trên cơ thể…

Một phân tích tổng hợp gồm 24 nghiên cứu từ Viện Y khoa quốc gia Mỹ cho thấy phụ nữ bị nhiễm cúm khi mang thai có nguy cơ sinh non cao hơn, đặc biệt là đối với virus cúm A, B và SARS-CoV-2.

Thai phụ có thể mắc cúm quanh năm, nhất là khi thời tiết chuyển mùa

Bác sĩ Cầm khuyến cáo, phụ nữ mang thai có thể mắc cúm quanh năm, nhất là khi thời tiết chuyển mùa lạnh vào thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nguyên nhân do khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi như mất cân bằng nội tiết tố, hệ miễn dịch suy giảm khiến sức đề kháng yếu nên dễ mắc các loại vi khuẩn, virus gây bệnh, trong đó có virus cúm.

Thai phụ tiêm vaccine cúm tại VNVC. Ảnh: Nhật Linh

Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm cho thai phụ là tiêm vaccine. Ủy ban Tư vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP), Hiệp hội Sản phụ khoa (ACOG) và CDC Mỹ khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine cúm trong bất kỳ tam cá nguyệt nào của thai kỳ vì cúm gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và vaccine cúm có thể phòng ngừa mức độ nặng của bệnh, bao gồm cả việc nhập viện, trong khi mang thai. Một nghiên cứu vào năm 2013 cho thấy, vào các mùa cúm 2010 – 2011 và 2011 – 2012, việc tiêm phòng đã làm giảm tới một nửa nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính liên quan đến cúm ở thai phụ. Một nghiên cứu năm 2018 cũng cho thấy, tiêm phòng cúm giúp phụ nữ mang thai giảm trung bình 40% nguy cơ nhập viện vì cúm.

Xem thêm  Nhuộm tóc khi mang thai được không, cần tránh điều gì?

Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Hội Liên Hiệp Y Tế Canada vào năm 2014 cho thấy, thai phụ đã tiêm ngừa cúm ít sinh non (sinh dưới 37 tuần của thai kỳ) và sinh con thiếu cân (nhẹ hơn 2,49 kg) hơn so với thai phụ không tiêm chủng.

Bên cạnh đó, nhờ nhận được kháng thể qua nhau thai và sữa mẹ, vaccine cúm còn giúp trẻ nhũ nhi dưới 6 tháng tuổi giảm 72% nguy cơ nhập viện do cúm. Trẻ nhỏ khi đủ 6 tháng tuổi cũng cần tiêm vaccine cúm để tạo kháng thể chủ động chống lại bệnh, ngăn ngừa các biến chứng viêm phổi, viêm cơ tim, viêm màng não ảnh hưởng sức khỏe thể chất và tinh thần.

Hiện Việt Nam đang có hai loại vaccine phòng cúm tứ giá thế hệ mới phòng được 4 chủng virus cúm gồm 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria). Trong đó, vaccine tiểu đơn vị chỉ chứa kháng nguyên bề mặt virus với tính sinh miễn dịch tốt và ít gây phản ứng phụ sau tiêm như sốt, đau tại nơi tiêm… Tiêm vaccine cúm giúp giảm 70-90% nguy cơ mắc cúm , giảm 70-80% tỷ lệ tử vong và giảm nguy cơ tăng nặng các bệnh đang mắc.

Lịch tiêm vaccine cúm được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn như sau:

Trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi chưa từng tiêm vaccine cúm: Tiêm 2 mũi vaccine, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng, tiêm nhắc lại hằng năm.

Xem thêm  Nguyên nhân gây mất ngủ và cách cải thiện hiệu quả

Trẻ em từ 9 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 1 mũi và nhắc lại hằng năm.

Phụ nữ mang thai: Có thể tiêm bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, nên ưu tiên tiêm 1 mũi trong 3 tháng giữa thai kỳ hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.



Theo Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments