Chủ Nhật, Tháng Một 12, 2025
spot_img
HomeDinh DưỡngĐậu đỏ không chỉ vừa kiểm soát tiểu đường vừa tốt cho...

Đậu đỏ không chỉ vừa kiểm soát tiểu đường vừa tốt cho tim mạch mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe


 

Đậu đỏ tính bình, vị ngọt, chua, lợi về kinh tâm, tiểu tràng; có công dụng lợi thủy tiêu thũng, giải độc tiêu mủ; phù hợp với các bệnh phù nề chướng bụng, cước khi phù thũng, vàng da do gan mật, nước tiểu đục, phong thấp nhiệt, các loại ung nhọt độc, đau bụng đường ruột có khối u…

Ảnh minh họa: Internet

Theo các nghiên cứu hiện đại, đậu đỏ có chứa chất albumin, chất béo, chất đường, vitamin A, vitamin B1, B2, sinh tố PP, calci, sắt, phospho, mangan… Có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm, lợi tiểu và có tác dụng hỗ trợ chống ung thư.



Hỗ trợ kiểm soát tiểu đường, huyết áp, các bệnh về tim mạch

Các nghiên cứu trên động vật còn cho thấy protein chứa trong đậu đỏ có khả năng ức chế các α-glucosidas trong đường ruột. α-glucosidas là một loại enzyme có nhiệm vụ phá vỡ các carbohydrate phức hợp như tinh bột và glycogen. Tác dụng này khiến cho đậu đỏ trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời để bổ sung vào chế độ điều trị, kiểm soát cũng như ngăn ngừa bệnh đái tháo đường.

Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, ăn đậu đỏ thường xuyên cũng góp phần giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh nhờ vào thành phần chất xơ, folate, kali, magiê và vitamin B. Chất xơ trong đậu đỏ sẽ giúp điều chỉnh hàm lượng cholesterol trong cơ thể ở mức thích hợp. Ngoài ra, kali trong đậu đỏ còn giúp mạch máu giãn nở, từ đó tăng cường lưu thông máu – giúp mức huyết áp và áp lực tác động lên thành tim giảm bớt.

Xem thêm  Lòng trắng trứng có tốt cho sức khỏe?

Công dụng của đậu đỏ đối với sức khỏe

Bổ gan, hỗ trợ đào thải độc tố: Gan là cơ quan quan trọng nhất trong việc giải độc cơ thể. Để bảo vệ gan, chúng ta cần bổ sung những thực phẩm có khả năng hỗ trợ quá trình giải độc. Đậu đỏ chính là một trong những thực phẩm như vậy. Với hàm lượng molypden cao, đậu đỏ giúp gan chuyển hóa các chất độc hại thành những chất vô hại, loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, chất xơ trong đậu đỏ còn giúp làm sạch đường ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa. Việc bổ sung đậu đỏ vào chế độ ăn hàng ngày là một cách đơn giản và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của gan.

Ảnh minh họa: Internet

Hỗ trợ tiêu hóa: Chất xơ trong đậu đỏ được ví như một “chổi quét” tự nhiên làm sạch đường ruột. Khi chúng ta ăn đậu đỏ, chất xơ sẽ hấp thụ nước, tạo thành một khối lớn và kích thích nhu động ruột co bóp mạnh mẽ. Điều này giúp đẩy thức ăn di chuyển nhanh chóng qua đường ruột, ngăn ngừa tình trạng táo bón và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm đại tràng, trĩ.

Phòng ngừa sỏi thận: Đậu đỏ chứa hàm lượng kali cao, một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa cân bằng nước và điện giải trong cơ thể. Kali giúp tăng cường hoạt động của thận, thúc đẩy quá trình lọc máu và đào thải các chất thải, độc tố ra ngoài cơ thể. Đồng thời, chất xơ trong đậu đỏ cũng góp phần tạo khối lượng cho phân, giúp nhuận tràng và làm sạch đường ruột, giảm áp lực lên thận.

Xem thêm  Uống trà lạnh hay nóng, kiểu nào tốt hơn? Sự thật về việc hâm nóng trà
Ảnh minh họa: Internet

Tăng cường sức khỏe xương: Đậu đỏ không chỉ là một loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mà còn là nguồn cung cấp dồi dào các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là canxi, magie và phốt pho. Sự kết hợp hài hòa của bộ ba khoáng chất này trong đậu đỏ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì hệ xương chắc khỏe, đồng thời giúp ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng đậu đỏ

Cần sơ chế đậu đỏ trước khi nấu để loại bỏ hoạt chất Lectin (đây là chất rất dễ gây ngộ độc, nhất là khi tiêu thụ quá nhiều)

Tuyệt đối không ăn đậu sống và khi nấu thời gian để lâu hơn 10 phút. Trong trường hợp bị ngộ độc sẽ xuất hiện một vài biểu hiện như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng co thắt…

Đậu đỏ kỵ với dạ dày dê. Nếu kết hợp đậu đỏ cùng dạ dày dê (hoặc ăn đậu đỏ rồi ăn dạ dày dê) thì sẽ gây đau bụng tiêu chảy và phù nề.

Ảnh minh họa: Internet

Đó là vì đậu đỏ có chứa saponin. Chất này kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, vì vậy, nếu ăn thêm dạ dày dê thì sẽ dễ gây hại cho hệ tiêu hóa.

Đậu đỏ cũng không hợp với người hay bị lạnh tay chân, tê tay chân, tiêu hóa kém, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, ăn kém ngon, hay bị ho khi trời lạnh…

Xem thêm  Đâu là những thực phẩm giàu sắt mà bạn cần bổ sung vào thực đơn?

Không nên nấu đậu đỏ bằng nồi gang, nồi sắt vì sắc tố có trong hạt đậu đỏ sẽ bị chuyển thành màu đen.



Theo Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments