Chủ Nhật, Tháng Một 12, 2025
spot_img
HomeLàm Cha MẹCách xử lí thông minh của cha mẹ khi con trẻ có...

Cách xử lí thông minh của cha mẹ khi con trẻ có thói quen “ăn vạ”


Tại sao trẻ hay ăn vạ?

Ăn vạ là một phần bình thường của sự trưởng thành. Đa số các trường hợp thường xảy xa khi trẻ lên 3 hoặc 4 tuổi.

Các tình huống trẻ ăn vạ chủ yếu là do trẻ muốn cái gì đó hoặc làm gì đó nhưng không được bố mẹ cho phép nên tỏ ra khó chịu, hờn dỗi, khóc lóc, tức giận hoặc chống đối.

Đối với trẻ mới biết đi, ăn vạ là một cách thể hiện sự thất vọng. Khi trẻ mệt mỏi, đói, khát nước hoặc phải rời xa bố mẹ thì trẻ rất dễ ăn vạ.

 Cha mẹ không nên đáp ứng lại mỗi khi trẻ ăn vạ. Nguồn:Internet

Còn với trẻ lớn hơn, đó có thể là một hành vi được học và dần dần trở thành thói quen khi mà bố mẹ nuông chiều và luôn đáp ứng lại mỗi khi trẻ ăn vạ.

Do nhận thức và kinh nghiệm sống còn hạn chế nên trẻ em chưa hiểu được vì sao bố mẹ lại hành động như vậy, trẻ chỉ muốn thỏa mãn nhu cầu của mình. Đó là điều rất dễ hiểu.

Trẻ ăn vạ thường biểu hiện bằng sự khóc lóc, tức giận lý do là vì vốn từ ngữ của trẻ còn ít, trẻ không biết hoặc nói không rõ được cái mình muốn hoặc làm sao để diễn tả cảm xúc bản thân chính xác.

Đôi khi ăn vạ còn là biểu hiện của sự bất lực, khi trẻ đang gặp khó khăn trong việc tìm gì đó hoặc thực hiện nhiệm vụ gì đó. Hoặc đơn giản chỉ là lôi kéo sự chú ý.

Xem thêm  Lưu ý quan trọng khi đặt tên cho con cha mẹ cần biết

Dưới đây là một số tình huống trẻ hay ăn vạ và cách xử lý

Nếu con đòi gì đó khi đang ở siêu thị, bố mẹ cương quyết không đáp ứng yêu cầu

Khi con ăn vạ tại đó, bố mẹ cần phải “thản nhiên” bỏ đi, dĩ nhiên, mắt vẫn phải liếc lại sau nhưng đừng cho trẻ thấy. Trẻ sẽ phải nhanh chóng chạy theo. Vụ việc sẽ còn xảy ra thêm vài lần nữa nhưng rồi trẻ sẽ nhanh chóng rút kinh nghiệm và giảm đòi hỏi.

Con không chịu tự xúc ăn

Khoảng 2,5 tuổi là trẻ tự xúc ăn tốt. Nếu con xúc chậm, đặt đồng hồ và yêu cầu con xúc trong 30 phút. Sau thời gian đó mà con vẫn chưa ăn xong thì bố mẹ phải cương quyết cất bát đi. Con sẽ nhận và hiểu được thông điệp nghiêm khắc này khi thấy bụng đói hơn bình thường. Tuyệt đối không cho con ăn vặt sau bữa phạt để con luôn có cảm giác đói đó đến bữa sau. Thực hiện nghiêm chỉnh trong một tuần, các bố mẹ sẽ có một đứa con ăn siêu ngoan và siêu nhanh nhé.

Khi con có thái độ không tốt, cần có một hình phạt nhỏ để điều chỉnh

Hình phạt đó là “ngồi ghế hư”. Bắt con ngồi đúng thời gian tuyên bố cho dù con giãy giụa. Thông thường số phút phải ngồi vào chiếc ghế sẽ bằng với số tuổi của bé. Khi hết thời gian, hãy quay lại, giải thích cho trẻ về hành vi sai của bé và nói rằng đó là nguyên nhân mà trẻ phải ngồi vào chiếc ghế phạt này. Đảm bảo sau đó con sẽ ngoan hơn.

Xem thêm  Trứng gà và bệnh hay gặp ở phụ nữ

Con ăn vạ khi cả nhà chuẩn bị ra ngoài

Khi cả nhà chuẩn bị đi đâu đó mà con ăn vạ thì cha mẹ chỉ cần giả vờ nhanh nhẹn dọn dẹp đồ đạc để đi chơi và ra khỏi nhà thật nhanh. Yên tâm đi, trẻ sẽ lao vút ra ngoài theo bố mẹ ngay (dĩ nhiên sẽ kèm theo vài cơn nức nở nữa, nhưng sẽ nhanh chóng hết khi trèo lên xe).

Khi con bướng bỉnh, không chịu nghe lời, cha mẹ có thể đưa ra các lựa chọn cho con

Con sẽ được chọn một trong các hướng. Khi tuyên bố về các hướng, cha mẹ nên nói cả hậu quả của việc theo hướng đó để con có thông tin lựa chọn.

Ví dụ: Một là con ăn ngoan và sau đó mẹ sẽ đọc truyện cho con nghe. Hai là con ăn chậm thì sẽ ngồi vào “Ghế hư” hoặc “Úp mặt vào tường”. Trẻ sẽ chọn hướng nào ít thiệt hại hơn. Lúc này không cần giục giã, con sẽ làm mọi việc nhanh và gọn lắm.

Một cách xử lý bướng nữa là đếm. Tuyên bố với con là nếu đếm đến… mà chưa làm… thì sẽ bị… Các cha mẹ sẽ thấy con trở nên nhanh nhẹn ngay.



Theo Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments