Ra nhiều mồ hôi tay là bệnh gì?
Mỗi khi cơ thể bị nóng do vận động, uống nhiều rượu bia, chất kích thích hoặc ăn những thực phẩm cay nóng, mồ hôi ra ướt đẫm lòng bàn tay cũng là điều dễ hiểu. Bởi đó là lúc cơ thể đang làm mát và tự điều chỉnh lại thân nhiệt trở về thế cân bằng.
Tuy nhiên, nếu mồ hôi tay đổ liên tục, mọi lúc mọi nơi thì rất có thể đó là dấu hiệu của chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis) do rối loạn thần kinh thực vật, cường giao cảm gây nên. Tình trạng này thường khởi phát khi bạn đang trong độ tuổi đến trường, có xu hướng di truyền theo tính chất gia đình. Khi lớn lên, mồ hôi tay có thể sẽ đi kèm với tình trạng ra nhiều mồ hôi ở nhiều vị trí khác như vùng nách dưới cánh tay, đầu mặt và bàn chân. Mồ hôi sẽ ra nhiều hơn khi bạn khi rơi vào trạng thái căng thẳng, giận dữ hay sợ hãi quá mức.
Ngoài ra, đổ mồ quá mức cũng có thể là triệu chứng khởi phát sau khi mắc một số bệnh lý như:
– Bệnh cường giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức làm tăng tốc độ trao đổi chất, đốt cháy nhiều calo hơn và tạo ra nhiều nhiệt và thoát nhiều mồ hôi hơn. Lúc này, ngoài mồ hôi bạn sẽ có một số biểu hiện khác đi kèm như run tay, tim đập nhanh, hay hồi hộp, trống ngực, mắt lồi, gầy sút cân nhanh trong khi ăn rất nhiều…
– Thiếu hụt vitamin và khoáng chất như kẽm, vitamin D hay Canxi: Sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn chứa các chất bảo quản có thể gây ra thiết hụt một số vitamin và khoáng chất gây ra mồ hôi tay.
– Nhiễm độc: Trong cuộc sống hàng ngày, cơ thể của chúng ta tiếp xúc với các chất độc qua thực phẩm, nước và không khí. Khi các chấy độc này ảnh hưởng đến cơ thể, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng việc tiết nhiều mồ hôi nhằm đào thải một phần chất cặn bã và chất độc ra bên ngoài. Đây cũng là lí do khiến tay ra nhiều mồ hôi.
– Hoặc tăng tiết mồ hôi thứ phát do mắc các bệnh nhiễm trùng như lao phổi, u tuyến yên, thiếu máu bất sản, bỏng lạnh do nhiệt độ quá thấp…
Cách dùng lá lốt để trị mồ hôi tay chân
Bạn nhổ cây lá lốt lấy cả rễ, cắt bỏ phần ngọn, rửa thật sạch rễ, đem phơi cho tái đi, cắt thành từng khúc dài 10 cm. Tách để riêng phần lá, thân và rễ, rồi đem sao vàng từng phần một. Cũng có thể sao chung, nhưng cho rễ vào sao trước rồi đến thân và cuối cùng là lá cho đến khi cả mẻ ngả màu vàng sẫm là được (có mùi thơm, không bị cháy đen). Để nguội rồi trải lên nền đất sạch hoặc cho vào nồi đất chôn xuống đất (hạ thổ) để điều hòa âm dương. Lá lốt đã hạ thổ cho vào lọ kín bảo quản dùng dần.
Hàng ngày, lấy một nắm lá lốt 30g đã sao vàng cho vào 500ml nước đun sôi chừng 15 phút chắt lấy nước bỏ bã. Uống cả ngày như uống nước chè, mỗi ngày một ấm thuốc, uống liên tục trong vòng 7 ngày rồi ngừng 4 đến 5 ngày sau đó lại tiếp tục uống thuốc thêm một tuần nữa. Bạn sẽ thấy mồ hôi chân tay giảm nhiều. Cứ 6 tháng lặp lại một liệu trình.
Trường hợp bị nhẹ, không cần uống mà chỉ cần xông và ngâm bằng lá lốt cũng có hiệu quả.
Cách làm như sau: dùng lá lốt cắt cả cây, cây già một chút thì tốt hơn, cắt sát đất, lấy cả phần rễ trên mặt đất, đem về rửa sạch, chặt nhỏ (5 – 10cm) không cần hạ thổ. Cho 100g lá lốt vào 1 lít nước nấu sôi khoảng 15 phút, bắc xuống, để 1 tấm lưới lên trên nồi đã mở nắp rồi xông hơi nóng lần lượt từ tay đến chân. Xông đến khi nước trong nồi nguội bớt thì ngâm chân tay vào nồi nước ấm đó (mỗi lần khoảng 30 phút, mỗi ngày làm 1 lần).