Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra, dễ dàng lây lan, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Cúm mùa thường lây lan mạnh hơn vào mùa đông khi thời tiết lạnh và độ ẩm thấp, làm tăng khả năng sống sót của virus trong không khí và trên các bề mặt.
Cúm mùa lây lan như thế nào ở trẻ?
Cúm mùa dễ dàng lây lan giữa trẻ em, đặc biệt trong môi trường đông người như trường học hoặc khu vui chơi. Theo TS Neeraj Gupta, chuyên gia dị ứng và hồi sức nhi khoa tại Bệnh viện Sir Ganga Ram, Delhi (Ấn Độ), khi một trẻ bị cúm, nguy cơ lây nhiễm cho các trẻ khác trong lớp là rất cao, dẫn đến tình trạng nhiều trẻ ốm liên tiếp.
Virus cúm chủ yếu lây qua giọt bắn khi trẻ bị nhiễm ho hoặc hắt hơi ở khoảng cách gần, đặc biệt trong không gian kín và đông đúc như lớp học, khu vui chơi hay căng tin. Ngoài ra, virus còn có thể lây qua tiếp xúc tay, khi trẻ chạm vào tay hoặc bề mặt bị nhiễm virus rồi đưa lên mắt, mũi hoặc miệng.
Do đó, các bậc cha mẹ cần chú ý bảo vệ trẻ bằng cách giáo dục về vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc với trẻ ốm, và đảm bảo trẻ rửa tay thường xuyên.
Khi nào cúm mùa ở trẻ nguy hiểm?
Ho, sổ mũi và đau nhức cơ thể do cúm mùa có thể nghiêm trọng với trẻ. Những triệu chứng này có thể là sốt cao, ho dai dẳng, thở nhanh hoặc nông, co rút lồng ngực, môi hoặc cánh tay chuyển màu xanh, tứ chi lạnh, đau đầu dữ dội, chán ăn, lờ đờ hoặc không hoạt động hoặc cáu kỉnh hơn, trẻ cảm thấy hoặc trông không khỏe. Nếu trẻ có những triệu chứng này, bạn nên đưa con đi khám sớm.
Một điểm khác cần lưu ý là nếu trẻ mắc các bệnh mạn tính khác như hen suyễn, suy giảm miễn dịch, các vấn đề về thận, gan hoặc tim hoặc dùng thuốc dài hạn có thể ức chế khả năng miễn dịch, cúm có thể gây ra nhiều vấn đề hơn, TS Gupta khuyến cáo.
Mẹo tránh cúm mùa ở trẻ em
Phòng bệnh luôn là giải pháp hiệu quả hơn chữa bệnh, đặc biệt với cúm mùa – căn bệnh dễ lây lan và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em. Những biện pháp này không chỉ giúp trẻ phòng tránh cúm mà còn nâng cao khả năng miễn dịch, giúp trẻ khỏe mạnh hơn trong mùa đông
Việc áp dụng lối sống lành mạnh là rất quan trọng. Điều này giúp trẻ có sức khỏe tổng thể tốt, bao gồm:
- Tiêm vaccine cúm: Đây là biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi được khuyến cáo tiêm vaccine cúm hàng năm để giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Nên khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên
- Trẻ em phải rửa mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi. Nên vứt khăn giấy đã qua sử dụng cẩn thận
- Tránh chạm tay vào mắt, miệng và mũi thường xuyên
- Cần tránh tiếp xúc gần với người bệnh và tránh xa trẻ em khỏi thành viên gia đình đang bị cúm.