Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeTin mớiBé 6 tháng tuổi nhập viện sau khi ăn lòng đỏ trứng

Bé 6 tháng tuổi nhập viện sau khi ăn lòng đỏ trứng


Sốc phản vệ sau ăn trứng cũng như một số loại thức ăn khác (tôm, cua, nhộng tằm…) không hiếm gặp. Ảnh: Muscleandfitness.






Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc, cho biết đã tiếp nhận bé Đ.K.A., 6 tháng tuổi bị sốc phản vệ sau khi ăn lòng đỏ trứng gà.

Bé A. nhập viện trong tình trạng nguy kịch, kích thích, nổi ban đỏ toàn thân, phù nề mắt, mạch nhanh và huyết áp không đo được. Sau khi tiếp nhận và thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán đây là trường hợp sốc phản vệ, một tình trạng nguy hiểm, có thể không qua khỏi nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời.

Bệnh nhi đã được hồi sức, điều trị theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ. Sau 12 giờ, trẻ qua khỏi tình trạng nguy kịch. Sau 2 ngày được điều trị, sức khỏe của bệnh nhi ổn định và được xuất viện.

Theo các bác sĩ, sốc phản vệ sau ăn trứng cũng như một số loại thức ăn khác (tôm, cua, nhộng tằm…), không phải hiếm gặp. Tùy vào mức độ, mỗi bệnh nhân có các biểu hiện khác nhau như nổi ban dị ứng ngoài da, nôn, đau bụng, đại tiện phân lỏng, khó thở… Nặng nhất là sốc phản vệ.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhi có thể nguy hiểm đến tính mạng. Khi trẻ có dấu hiệu bất thường sau ăn bất kỳ loại thực phẩm nào, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa bệnh nhi đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời. Người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ.

Bệnh đường tiêu hóa khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam. Do đó, phụ huynh cần nhận biết dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn hay các phản ứng bất thường sau khi ăn để kịp thời xử trí, chăm sóc đúng cách, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ, phụ huynh nên:

  • Rửa tay với xà phòng khử khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Làm sạch chén bát, dụng cụ chế biến thức ăn với xà phòng và nước nóng.
  • Tránh để các thực phẩm đã nấu chín với các thực phẩm tươi sống gần nhau, đặc biệt là thịt, hải sản, thịt gia cầm.
  • Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Bảo quản thực phẩm đúng cách.
  • Nấu thức ăn chín với nhiệt độ thích hợp và lưu trữ trong hộp sạch.
  • Không sử dụng các loại thức ăn đã có dấu hiệu hư hỏng.
  • Kiểm tra kỹ hạn sử dụng của các sản phẩm đóng gói trước khi sử dụng.



Theo Gia Đình Việt Nam

Xem thêm  Xót xa vòng hoa trắng tiễn biệt cô gái trẻ tử vong vì nhóm 'quái xế' ở Hà Nội, Erik bàng hoàng nhận tin người bạn thân qua đời đột ngột
Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments