Tỏi là một trong những nguyên liệu trị ho tự nhiên tuyệt vời. Trong thành phần hóa học của củ tỏi có các chất như canxi, sắt, vitamin E, C, đặc biệt là hoạt chất S-allyl cysteine (SAC) có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch. Allincin là thành phần quan trọng nhất quyết định đến tác dụng trị ho vì chất này kháng khuẩn cực hiệu quả.
Để trị ho bằng tỏi, bạn có thể áp dụng các cách sau đây:
– Lấy 1 củ tỏi ta nướng kĩ và giã nhuyễn sau đó pha cùng nước ấm cho người bị ho uống ngày 1 lần, thực hiện đều đặn. Lưu ý, không để tỏi bị cháy quá.
– Giã dập một vài nhánh tỏi, cho vào bát thêm chút mật ong, đậy miệng bát cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 20 phút. Sau đó để ấm và mỗi ngày cho người bệnh uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa mật ong.
– Giã dập vài nhánh tỏi ta, trộn cùng vài hạt muối, thêm 2 thìa nước hấp cách thủy khoảng 15 phút. Lấy phần nước tỏi đã hấp đó nuốt từ từ trong cổ họng sẽ giúp họng dịu mát, không đau rát và cơn ho cũng biến mất.
Lưu ý, trị ho bằng tỏi cần đặc biệt cẩn trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để tránh những tổn thương không đáng có.
Ngoài trị ho, tỏi còn có công dụng chữa bệnh hữu hiệu trong một số trường hợp sau:
Giảm sưng tấy do muỗi đốt
Để giảm sưng tấy do muỗi đốt bạn có thể dùng tỏi đập dập sát lên vùng da bị tổn thương, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và sưng tấy sẽ giảm nhanh.
Cảm cúm
Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 – 40 ngày để ăn hàng ngày. – Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3lần/ngày.
Đầy bụng, khó tiêu
Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày. – Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1thìa cà phê, 2-3lần/ngày.
Huyết áp cao
Lấy 10g tỏi ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý chỉ nên ăn tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi.
Chữa đau nhức xương
Tỏi không bóc vỏ, chẻ đôi nhánh ngâm với rượu theo tỉ lệ 100g tỏi với 200ml nước. Ngâm kỹ trong vòng 45 – 60 ngày hoặc có thể lâu hơn. Chắt lấy nước. Dùng nước này bôi nên chỗ đau rùi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Những người không nên ăn nhiều tỏi
Người có vấn đề về gan
Những người đã bị viêm gan thì được khuyên là không nên sử dụng tỏi. Bởi trong tỏi có chứa một số chất gây kích thích dạ dày và ruột, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
Người bị tiêu chảy
Bệnh nhân bị tiêu chảy không nên ăn tỏi sống vì vị cay của nó có thể kích thích nhu động ruột, từ đó gây ra xung huyết niêm mạc ruột và phù nề.
Người có bệnh về mắt
Theo các chuyên gia, những người có bệnh về mắt nên tránh sử dụng tỏi trong một thời gian dài vì nó có thể gây tổn thương gan và gây hại cho mắt. Nó cũng có thể gây ra chứng ù tai, mất trí nhớ… Ăn tỏi theo từng đợt sẽ có tác dụng tốt hơn.
Người trước khi phẫu thuật
Nếu một người cần phải trải qua một cuộc phẫu thuật thì nên ngừng ăn tỏi tối thiểu 2 tuần trước khi lên bàn mổ. Lý do cho điều này là vì những chất trong tỏi có thể kéo dài thời gian chảy máu.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Nếu chỉ sử dụng tỏi như một loại gia vị và liều lượng nhỏ thì vẫn đảm bảo an toàn cho thai phụ, phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên hai nhóm đối tượng trên tránh dùng tỏi với lượng nhiều. Tỏi có thể làm cho sữa mẹ nặng mùi.