Chủ Nhật, Tháng 7 13, 2025
spot_img
HomeLàm Cha MẹNước mưa có an toàn để ăn uống?

Nước mưa có an toàn để ăn uống?


Ngoài ra, Theo PGS Trần Thượng Quảng, khi công nghiệp phát triển, ở những khu công nghiệp và ngay tại các khu đô thị, không khí bị ô nhiễm do nguồn khí thải, sinh ra hợp chất không an toàn gây hại cho môi trường như NOx hoặc SOx. Tại các vùng sản xuất công nghiệp hoặc các thành phố lớn thì nồng độ các hợp chất gây hại rất cao, khi gặp mưa các chất đó theo nước mưa đi xuống. Hợp chất NOx sẽ sinh ra các axit ví dụ như HNO3 hoặc HNO2, còn SOx sinh ra axit H2NO4.

“Ngoài các yếu tố khách quan do ô nhiễm môi trường thì cách người dân hứng và trữ nước mưa cũng là nguy cơ khiến nước mưa không còn an toàn để ăn. “Với nước mưa, giá trị pH thấp, ở ngưỡng 5-6 thì nó cũng không an toàn cho việc sử dụng nước mưa để uống. Ngoài ra, nếu như chúng ta hứng nước mưa thì nước mưa hay chảy trên mái nhà thì trên đó có thể có phân chim, môi trường ẩm thấp sinh vi khuẩn. Các loại vi khuẩn sẽ theo nước xuống nơi chứa đựng. Do vậy không nên sử dụng trực tiếp vì không an toàn” – PGS Trần Thượng Quảng nhấn mạnh.

Do hiện tượng ngưng tụ nên hàm lượng của các ion kim loại trong nước mưa rất ít may ra chỉ có lượng nhỏ canxi. Trong nước mưa thì hầu như không có khoáng chất. Nếu sử dụng trong thời gian dài thì cơ thể sẽ thiếu các khoáng chất cần thiết để cơ thể phát triển, do đó chúng ta phải bổ sung các khoáng chất

Xem thêm  Bí quyết "5 chữ" dạy 3 con gái thành CEO và giáo sư đại học nổi tiếng thế giới

Những lưu ý khi sử dụng nước mưa trong ăn uống

Khi người dân chưa tiếp cận được nguồn nước sạch thì việc ăn uống nước mưa là tất yếu. Theo PGS-TS Trần Thượng Quảng, những cơn mưa đầu mùa người dân nên tránh vì nó mang theo rất nhiều chất độc và bụi bẩn trong không khí. Phải chờ đến cơn mưa thứ hai thì mới bắt đầu hứng hoặc khi mưa to thì trong vòng 15 phút đầu tiên không nên hứng nước mưa vì lúc này nước mưa đang chứa nhiều bụi bẩn và hóa chất độc hại.

“Khi ăn uống nước mưa, người dân cần phải lọc hoặc đun sôi nước để giảm thiểu hoặc loại bỏ các hóa chất, mầm bệnh hoặc vi sinh vật gây hại. Có thể lọc bằng các biện pháp thủ công như cát sỏi, than hoạt tính, phèn chua … các phương pháp dùng cát sỏi chúng ta cũng có thể bổ sung khoáng chất từ các vật liệu này. Các máy lọc nước chỉ có hiệu quả với các axit hoặc vi khuẩn còn với các chất PFAS thì không thể lọc được. Đây cũng là vấn đề cả thế giới đang quan tâm. Hiện các nước đang tập trung nghiên cứu các vật liệu lọc có thể lọc được PFAS”- PGS-TS Trần Thượng Quảng tư vấn.



Theo Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments