Chủ Nhật, Tháng Một 12, 2025
spot_img
HomeLàm Cha MẹMột hành động của con khiến bố mẹ "bực cả mình" nhưng...

Một hành động của con khiến bố mẹ “bực cả mình” nhưng Đại học Harvard bảo: Đấy là thông minh


Để biết một đứa trẻ có thông minh hay không, không cần chờ lớn lên mới rõ. Thực tế ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ có thể nhận biết trí thông minh của con thông qua nhiều dấu hiệu. Một nghiên cứu của Đại học Harvard từng chỉ ra những dấu hiệu thông minh của một đứa trẻ. Có những dấu hiệu khiến cha mẹ phải bất ngờ, bởi họ từng nghĩ đó là kỳ quặc. Một số phụ huynh còn “dán nhãn” con là “nghịch ngợm”, “quậy phá”, “không hiểu chuyện”,… Nhưng thực chất, họ lại đang hiểu nhầm và chưa biết rằng, con họ rất thông minh.

Theo đó, có một dấu hiệu cũng bị hiểu nhầm như vậy. Nếu cha mẹ phát hiện con mình có đặc điểm này thì đừng vội khó chịu mà hãy vui mừng nhé:



Trẻ thích lặp lại, nói đi nói lại điều gì đó

Nhiều đứa trẻ giống như một “cỗ máy lặp lại”. Khi nghe thấy người lớn nói một câu gì đó thú vị, trẻ liền nói lặp lại. Khi nghe lời bài hát, trẻ cũng học thuộc lòng và nói đi nói lại cho ông bà, cha mẹ nghe. 

Hay có những câu chuyện cổ tích, dù nghe đến cả chục lần nhưng trẻ vẫn bắt bố mẹ phải đọc đi đọc lại mỗi tối. Nhiều khi người lớn có thể bực mình, vì rõ ràng câu này con đã nói rồi nhưng lại nói tiếp, chuyện này đã nghe rồi mà còn bắt bố mẹ đọc. 

Xem thêm  Muốn làm đẹp và tăng cường sức khỏe, hãy thuộc lòng những cách sử dụng chanh sau đây

Ảnh minh họa

Thực chất, đây là quá trình trẻ ghi nhớ, đồng thời học hỏi những điều mới. Lặp lại – ghi nhớ – bắt chước là nhịp điệu học tập độc đáo của tuổi thơ. Jill Stam, người sáng lập Viện Nghiên cứu Phát triển Trí não Trẻ sơ sinh Hoa Kỳ, đã đề cập trong cuốn sách “Làm thế nào để trẻ thông minh hơn từ 0 đến 5 tuổi” như sau: Con người tăng cường các kết nối thần kinh của não thông qua việc “lặp đi lặp lại”. 

Đối với trẻ em, việc học lặp đi lặp lại có thể giúp chúng thiết lập các kết nối khớp thần kinh trong não và tăng cường trí nhớ của não. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc đọc.

Vậy nên không khó hiểu khi trẻ thích nghe một câu chuyện hàng chục, thậm chí hàng trăm lần, bởi sự lặp lại đồng nghĩa với cảm giác an toàn. Chỉ khi trẻ lặp đi lặp lại câu chuyện đó thì trẻ mới hiểu và ghi nhớ được điều gì đó trong đầu.

Vì vậy, nếu con bạn luôn bắt chước lời nói của bạn, lặp lại một câu nào đó hoặc nài nỉ bạn kể cho con nghe một câu chuyện mà bạn đã kể quá nhiều lần thì đừng vội tức giận. Điều này chỉ cho thấy con bạn thông minh hơn.

Vậy cha mẹ nên hướng dẫn con như thế nào vào lúc này? Cha mẹ có thể cho con đọc sách tranh và đọc một số câu chuyện đơn giản, dễ hiểu. Khi đọc sách tranh, cha mẹ có thể hướng dẫn con quan sát nội dung trong tranh, đoán xem các nhân vật đang làm gì, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, sau đó kiểm chứng thông qua đoạn nội dung bằng chứng. Cuối cùng cha mẹ tóm tắt lại nội dung cho con. Điều này sẽ giúp con tăng cường khả năng ghi nhớ ngắn hạn, tư duy phân tích và khả năng lý luận logic.

Xem thêm  Loạt đại học thông tin tuyển sinh năm 2025

Nên nhớ, hãy bắt đầu bằng những cuốn truyện tranh đơn giản. Một số cha mẹ chọn những câu chuyện quá dài và quá khó đối với trẻ ngay từ đầu. Điều này sẽ khiến trẻ khó hiểu, khó nhớ và không thể kể lại. Từ đó làm suy yếu khả năng của trẻ, khiến trẻ mất tự tin theo thời gian.



Theo Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments