Những người bị chứng đau thần kinh tọa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể phải gánh những hậu quả nặng nề như teo cơ, rối loạn cảm giác, liệt.
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chính
Các nghiên cứu cho thấy, có nhiều bệnh lý dẫn đến đau thần kinh tọa, gồm hai nhóm: bệnh toàn thân và những tổn thương tại chỗ. Các bệnh toàn thân gây đau thần kinh tọa thường gặp là cúm, thấp tim, thương hàn, sốt rét, giang mai giai đoạn III, lậu.
Những tổn thương tại chỗ dẫn đến đau thần kinh tọa là thoái hóa cột sống thắt lưng cùng, thoát vị đĩa đệm, trượt cột sống, viêm cột sống dính khớp, chấn thương,… Trong đó, thoát vị đĩa đệm chiếm tỷ lệ khoảng 60 – 90% trường hợp bị đau thần kinh tọa.
Tùy theo nguyên nhân gây đau thần kinh tọa mà bệnh có biểu hiện ban đầu rất khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều có biểu hiện như: đau xuất phát từ thắt lưng, sau đó đau lan tỏa dọc xuống mông và có thể lan đến mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá chân, mu bàn chân; đau nhói ở thắt lưng, theo báo Vietnamnet.
Trị đau thần kinh tọa từ thuốc bắc
Bài thuốc đông y ông thường sử dụng gồm tất cả 17 vị với liều lượng cụ thể như sau: Độc hoạt (12g), phòng phong (12g), tế tân (5g), tần giao (12g), tang kí sinh (15g), đỗ trọng (15g), ngưu tất (15g), xuyên quy (15g), xuyên khung (12g), thục địa (12g), bạch thược (15g), cam thảo (8g), bạch linh (12g), đẳng sâm (15g), nhục quế (4g), oai linh tiên (15g) và thiên niên kiện (15g).
Về cách thức sử dụng thuốc, chỉ cần trộn đều các vị đem sắc nước uống mỗi ngày chia thành 3 bữa sau khi ăn cơm. Ngoài ra tuỳ theo độ tuổi, thể trạng, mức độ nặng nhẹ của bệnh mà liều lượng những vị thuốc có thể tăng giảm khác nhau. Bởi vậy mỗi thang thuốc có thể uống một ngày hoặc chia thành các phần nhỏ uống nhiều ngày.
Thời gian uống thuốc trị bệnh thông thường kéo dài trên dưới 10 ngày. Đối với trường hợp bệnh nặng thời gian trị liệu thậm chí kéo dài hơn tháng. Công dụng của bài thuốc trên sẽ giúp bệnh nhân giảm đau dần, khôi phục phần nào sự mềm mại của các khớp xương.
Bài thuốc nam trị đau thần kinh tọa hiệu quả
Người bệnh sử dụng sáu loại thảo dược cơ bản để chế biến cao gồm: Gốc rễ cỏ xước, gốc rễ cây xấu hổ, rau má (mỗi loại ở dạng phơi khô 20g), lá lốt, cây hoa xích đồng nam và bạch đồng nữ (mỗi loại 1kg ở dạng tươi).
Tất cả thảo dược trên có thể sử dụng ở cả hai dạng tươi hoặc khô, nếu dùng tươi thì hàm lượng tăng gấp đôi so với thuốc khô. Đem thảo dược rửa sạch, thái nhỏ sau đó sao vàng hạ thổ..
Đến bước này người bệnh có thể bào chế thuốc theo nhiều cách khác nhau để sử dụng. Thức nhất đem thuốc nấu lấy nước uống hằng ngày hoặc cô cạn thành cao. Đối với phương pháp bào chế dạng cao, đòi hỏi liều lượng thuốc phải nhiều gấp 3 – 4 lần và bổ sung thêm mật ong.
Cao càng đậm đặc, càng tăng công hiệu trị bệnh. Riêng nấu cao cũng có đến hai dạng là lỏng hoặc dạng bánh. Chế biến dạng cao rất tiện sử dụng.
Về liều lượng sử dụng thuốc, nếu sắc nước, mỗi ngày uống một thang, uống trong vòng 10 – 15 ngày sẽ phát huy công dụng rõ rệt. Ở dạng cao lỏng mỗi ngày chỉ cần uống 1 – 2 tách nhỏ.
Còn cao bánh, mỗi lần ăn chú ý hấp mềm. Ngoài ra cũng có thể dùng cao thuốc ngâm rượu uống đều độ trước mỗi bữa ăn, Báo Pháp Luật trích dẫn lời của lương y Lương Minh Trí (45 tuổi, ngụ khu vực chợ Bồ Bản, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), Phó Chủ tịch Hội Đông y huyện Triệu Phong.