Chủ Nhật, Tháng Một 12, 2025
spot_img
HomeLàm Cha MẹCậu bé 3 tuổi mở miệng khiến bố mẹ phát hoảng, hỏi...

Cậu bé 3 tuổi mở miệng khiến bố mẹ phát hoảng, hỏi tại sao thì tất cả do ông bà gây ra


Cha mẹ Tiểu Thiên (3 tuổi, Trung Quốc) đi làm ở nơi khác nên sau khi Tiểu Thiên chào đời, ông bà ngoại đã chăm sóc cậu bé. Vì đây là cháu trai duy nhất của họ nên ông bà không phản đối bất kỳ yêu cầu của đứa trẻ. Cứ thế, cậu bé lớn lên dưới sự nuông chiều của ông bà.

Nhưng một ngày nọ, cha mẹ của Tiểu Thiên lo lắng khi nhìn thấy con mình mỉm cười trước ống kính lúc gọi điện thoại thấy hình (video call) với cậu bé. Hóa ra, khi đứa trẻ mở miệng cười, để lộ ra hàm răng khấp khểnh, rất sậm màu, nếu không nhìn thấy mặt nhiều người có thể còn lầm tưởng đây là hàm răng của một ông lão. Bố mẹ cậu bé “lo sốt vó”, nhanh chóng cúp máy và gọi điện cho ông bà để hỏi chuyện gì đang xảy ra.



Ông ngoại nghe chuyện thì chỉ xua tay, nói rằng đứa trẻ khi lớn lên vẫn cần phải thay răng mới, răng bây giờ có sâu, có rụng đi thì cũng không sao cả, đằng nào cũng sẽ mọc lại cái mới mà thôi. Ông khuyên bố mẹ Tiểu Thần sẽ không sao đâu. Biết khó giải thích được để ông bà hiểu, bố mẹ Tiểu Thần nhờ ông bà đưa đứa trẻ đến bệnh viện, nghe vậy, ông bà lại phàn nàn là lãng phí tiền bạc và cúp điện thoại mà không nói thêm lời nào.

Xem thêm  Dù con bạn bao nhiêu tuổi cũng hãy nói cho con biết 7 bí mật này, nếu không sẽ gây hại suốt đời
Ảnh minh họa

Không ngờ, chỉ mấy ngày sau, Tiểu Thiên bỏ ăn, lăn lộn trên giường kêu bị đau răng, lúc này ông bà mới lo lắng, nhanh chóng đưa cháu trai đến bệnh viện. Sau khi kiểm tra, bác sĩ cho biết răng của trẻ đã bị sâu nghiêm trọng, làm gãy, thậm chí cả chân răng cũng bị ảnh hưởng, nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì toàn bộ hàm của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có nguy cơ răng không thể mọc lại.

Ông bà nghe xong liền hối hận, vì bất cẩn mà cháu của họ gần như không mọc được răng nữa. Vụ việc của Tiểu Thần cũng cảnh báo chúng ta không nên quá nuông chiều trẻ, cho con ăn kẹo không kiểm soát và tạo cho trẻ thói quen vệ sinh và đánh răng hàng ngày.

Đường, đồ ngọt gây sâu răng và phá hủy răng như thế nào?

Theo Healthline, mọi người đều biết răng đường có hại cho răng nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Trên thực tế, khi nhà triết học người Hy Lạp cổ đại Aristotle lần đầu tiên quan sát thấy đồ ăn ngọt như quả sung mềm có thể gây sâu răng, không ai tin ông. Nhưng khi khoa học tiến bộ, có một điều chắc chắn rằng đường gây sâu răng.

Điều đó nói lên rằng, bản thân đường không phải thủ phạm. Đúng hơn, nguyên nhân là do chuỗi sự kiện diễn ra sau đó.

Xem thêm  Chẩn đoán và trị bệnh sởi theo Ðông y

 

Miệng của bạn là một “chiến trường”

Nhiều loại vi khuẩn khác nhau sống trong miệng của bạn. Một số có lợi cho sức khỏe răng miệng nhưng một số khác lại không. Ví dụ, các nguyên cứu đã chỉ ra rằng một nhóm vi khuẩn có hại chọn lọc sẽ tạo ra axit trong miệng của bạn bất cứ khi nào chúng gặp và tiêu hóa đường. Những axit này loại bỏ các khoáng chất khỏi men răng, lớp ngoài sáng bóng, bảo vệ răng của bạn. Quá trình này được gọi là khử khoáng.

May mắn là nước bọt giúp liên tục đảo ngược tổn thương này trong quá trình tự nhiên gọi là khoáng hóa. Tuy nhiên, chu kỳ tấn công axit lặp đi lặp lại gây mất khoáng chất trong men răng, theo thời gian, điều này làm suy yếu và phá hủy men răng, hình thành sâu răng. Nếu không được điều trị, sâu răng có thể lan vào các lớp sâu hơn của răng, gây đau đớn và có thể mất răng.

Ảnh minh họa

Đường thu hút vi khuẩn có hại và làm giảm độ pH trong miệng

Đường giống như nam chất thu hút vi khuẩn xấu. 2 loại vi khuẩn phá hoại được tìm thấy trong miệng là Streptococcus mutans và Streptococcus sorbinus đều ăn đường bạn ăn và hình thành mảng bám răng – thứ không được rửa sạch bằng nước bọt hoặc đánh răng sẽ khiến môi trường trong miệng trở nên có tính axit hơn, hòa tan khoáng chất và phá hủy men răng, sâu răng từ đó có thể bắt đầu hình thành.

Xem thêm  Dược thiện từ cây ích mẫu

Vì vậy, để chống sâu răng, bạn nên đảm bảo ăn một chế độ ăn uống cân bằng, giàu ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, rau và các sản phẩm từ sữa. Nếu bạn ăn thực phẩm có đường và đồ uống có đường hoặc axit, hãy dùng chúng trong bữa ăn thay vì giữa các bữa ăn. Ngoài ra, hãy cân nhắc sử dụng ống hút khi uống đồ uống có đường và axit để giúp răng ít tiếp xúc với đường và axit trong đồ uống.

Quan trọng hơn cả, bạn nên cắt giảm đường và thực hành việc vệ sinh răng miệng tốt.

Nguồn và ảnh: Healthline, Sohu



Theo Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments