Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeKhỏe ĐẹpHai dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân ở TP.HCM mắc ung thư...

Hai dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân ở TP.HCM mắc ung thư đại trực tràng


Bác sĩ điều khiển robot để mổ cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.



Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Phú Hữu, Phó khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM), cho biết bệnh nhân là bà N.T.Q., 89 tuổi, ngụ TP.HCM nhập viện với chẩn đoán có khối u đại tràng.

Trước đó, do có dấu hiệu đi tiêu phân đen, đau âm ỉ vùng bụng bên phải, cụ Q. được người nhà đưa đến một cơ sở y tế tại TP.HCM để thăm khám.

Tại đây, hình ảnh CT Scan bụng của người bệnh có khối u đại tràng phải cùng nhiều hạch lan xung quanh. Kết quả sinh thiết sau nội soi xác định đây là khối ung thư. Tình trạng bệnh khiến cụ bà ăn uống kém, thiếu máu, cơ thể ngày càng suy mòn và sụt cân. Ngoài ra, người bệnh còn bị rối loạn nhịp tim khiến việc phẫu thuật cho bà cụ gặp nhiều khó khăn.

Theo bác sĩ Hữu, lúc mới nhập viện tại bệnh viện, người bệnh chỉ nặng 34 kg, yếu đến mức không thể tự đi lại được.

“Phẫu thuật cho người bệnh lớn tuổi, ung thư giai đoạn 3 và đang trong tình trạng suy dinh dưỡng nặng là thử thách không nhỏ”, bác sĩ Hữu nói.

Sau hơn 10 ngày chăm sóc dinh dưỡng, tập vật lý trị liệu để nâng cao tổng trạng, bệnh nhân được lên bàn phẫu thuật. Bác sĩ điều khiển toàn bộ cuộc mổ với robot.

Khối u được bóc tách hoàn toàn, bác sĩ lấy các hạch nhanh chóng, bảo tồn được các mô lành trong ổ bụng của người bệnh. Sau khi cắt khoảng 40 cm đại tràng phải có khối u, bác sĩ phẫu thuật bóc tách các hạch bạch huyết.

Xem thêm  Nga sắp thử nghiệm vaccine ngừa ung thư

Robot phẫu thuật cũng cho phép các bác sĩ tái lập lưu thông đường tiêu hóa ngay trong một thì mổ. Tức 2 đầu đoạn ruột được nối lại với nhau chính xác và thuận tiện, thay vì phải thực hiện trong 2 lần mổ khác nhau. Nhờ vậy, người bệnh giữ được chức năng đại tiện bằng đường tự nhiên, không cần phải mở hậu môn nhân tạo ra thành bụng.

Sau phẫu thuật, cụ Q. được chăm sóc tại phòng Hồi sức của khoa Ngoại tiêu hóa, bắt đầu ăn uống trở lại ở ngày hậu phẫu thứ 3.

 
Bác sĩ thăm khám bệnh nhân sau 7 ngày hậu phẫu. Ảnh: BVCC.

Sau mổ 10 ngày, người bệnh được xuất viện. Bệnh nhân đã sinh hoạt bình thường, đi lại tốt và tăng thêm 1 kg so với lúc xuất viện.

Cụ Q. là bệnh nhân cao tuổi nhất trong số gần 3.000 trường hợp phẫu thuật robot đã được thực hiện tại Bệnh viện Bình Dân, từ khi triển khai phẫu thuật robot cho người lớn từ cuối năm 2016 đến nay.

Ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư thường gặp ở Việt Nam. Độ tuổi mắc bệnh này thường dao động từ 40-60 tuổi, nhưng xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Ở giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng rõ ràng và thường có thể nhầm với một rối loạn tiêu hóa do stress hay tuổi tác. Do đo, các bác sĩ khuyến cáo người trên 45 tuổi, nếu chưa từng nội soi đại tràng thì nên thực hiện nội soi đại tràng để tầm soát ung thư đại trực tràng.

Xem thêm  7 lời khuyên giúp giảm hoặc ngăn ngừa da chảy xệ do giảm cân



Theo Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments