Thịt ếch
Món đầu tiên cần nhắc đến đó chính là thịt ếch. Theo nghiên cứu cho thấy, hơn 60% loài ếch hoang có chứa loại ký sinh trùng là Schistocephalus. Loại ký sinh này có thể tìm thấy ở bất kỳ bộ phần nào của ếch, phổ biến nhất là cơ chân, có hình thù giống 1 hạt nhỏ màu trắng. Chiều dài của nó thay đổi từ 3mm đến 1m, và một số người có thể nhầm nó với gân của ếch.
Nếu ăn phải ếch chứa loại ký sinh này, con người sẽ thành vật chủ của chúng. Vì thế, thịt ếch cần được nấu chín kỹ ở nhiệt độ cao trong ít nhất 10 phút.
Bên cạnh đó, cách thức lây truyền chính của Schistocephalus là qua da, chúng có thể thông qua vết thương trên da để xâm nhập vào cơ thể người. Vì thế, bạn nhớ đeo găng tay khi mua hoặc làm sạch ếch nhé! May mắn là tỷ lệ nhiễm Schistocephalus ở ếch nuôi nhân tạo rất thấp, vì thế, bạn tốt nhất nên lựa chọn ếch nuôi thay vì ếch tự nhiên.
Gỏi cá sống
Các món ăn tươi sống như: cá ngừ, hàu sống, cá hồi,… được nhiều người rất yêu thích. Thế nhưng, ít ai biết được cá sống chứa nhiều ký sinh trùng sán lá gan và các ký sinh trùng khác.
Loài ký sinh này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ nhanh chóng đi vào gan và túi mật, làm hỏng gan nhanh chóng. Khi phát bệnh, loại ký sinh trùng này, nó có thể gây viêm và chảy máu niêm mạc dạ dày, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy lẫn nôn mửa.
Trong một xét nghiệm cho thấy cá được dùng để chế biến gỏi có đến 95% ấu trùng còn sống. Các loại lá hay được dùng để ăn gỏi, khi xay ra để xét nghiệm thì có 93% ấu trùng còn sống sau 4 giờ.
Do đó, để tránh nhiễm sán khi ăn cá, bạn nên chế biến kỹ và ăn chín. Nếu thực sự muốn ăn gỏi cá, bạn nên sơ chế cẩn thận để loại bỏ được sán trước khi ăn. Ngoài ra, khi sơ chế cá, bạn nên loại bỏ nội tạng của cá. Bởi vì ấu trùng giun sán ở trong cá thường tồn tại dưới dạng giun xoắn hay cuộn chặt không màu ở dạng ổ tròn bên trong nội tạng.
Thịt bò tái
Món thịt bò khi đưa lên miệng, bên trong vẫn còn nguyên màu máu đỏ, đặc biệt là món bít tết với khối thịt dày mà chỉ nướng sơ qua. Có nhiều người thường ăn món bò tái, bởi nếu thịt bò nấu chín sẽ dai và mất đi hương vị thơm ngọt. Vì thế đa phần sẽ chọn cách chế biến thịt bò tái.
Theo các chuyên gia sức khỏe, ăn bò tái là cách nhanh nhất đưa ký sinh trùng vào cơ thể một cách nghiêm trọng.
Thịt bò thông thường có chứa ký sinh trùng sán dây, màu trắng đục, thân dẹt phẳng, có nhiều đốt, có chiều dài từ 4-8 mét. Loại ký sinh trùng này gây hại không lường hết cho sức khỏe của người bệnh. Để đảm bảo an toàn và sức khỏe, các chuyên gia khuyên bạn nên nấu chín thịt bò trước khi ăn.
Lươn
Lươn đặc biệt thích sống trong phù sa nên có rất nhiều ký sinh trùng. Theo thống kê chưa đầy đủ, có thể có tới 22 loài ký sinh trên lươn ruộng lúa. Do đó, lươn được xem là loài có tỉ lệ gây nhiễm ký sinh trùng khá cao, đặc biệt là ấu trùng giun tròn. Vào mùa sinh ký sinh trùng, tỷ lệ nhiễm có thể lên hơn 50%.
Học viện Khoa học Nông nghiệp An Huy (Trung Quốc) đã tiến hành khảo sát 6 loại ký sinh trùng của lươn ruộng lúa, trong đó tỷ lệ nhiễm hai loại ký sinh trùng cao tới 40% và sự phân bố của các ký sinh trùng này rất rộng, từ đầu, ruột và dạ dày, cũng như trong thịt của lươn ruộng.
Khi ấu trùng này xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ nhanh chóng tấn công lên vùng mắt, gây ra mù lòa. Do đó, khi nấu món này phải thật chín kỹ, nhiệt độ đủ làm cho nước nóng sôi và tối thiểu phải đun sôi từ 5-10 phút mới có thể ăn. Bạn cũng nên mổ bỏ hết ruột và các cơ quan nội tạng khác của lươn đồng trước khi nấu.
Tôm hùm, tôm nước ngọt
Trên thực tế, vùng nước nuôi tôm hùm bây giờ không còn sạch sẽ như trước, chất lượng nước nhiễm bẩn tạo môi trường cho ký sinh trùng phát triển mạnh. Đây được coi là “nơi cư trú” của vô số loại giun, sán ký sinh, đặc biệt là loài sán lá phổi. Tôm, cua, tôm hùm là vật chủ trung gian của loại ký sinh này.
Khi ăn món tôm hấp hoặc nướng chưa đủ chín, sán lá phổi sẽ tiếp cận nhanh vào phổi và ký sinh trong đó khiến người nhiễm bệnh gặp bất lợi lớn về sức khỏe. Bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như đau ngực, ho ra máu, nghiêm trọng hơn là chảy máu ở vùng phổi.
Phần màu vàng của đầu tôm mà nhiều người nghĩ là phân, thực chất là tuyến tiêu hoá của tôm, tức là gan, tuyến tuỵ,… Nhất là khi đang ở trong thời kỳ sinh sản, buồn trứng của chúng sẽ tiết ra chất màu vàng tôm.
Đầu của tôm có màu vàng không chỉ chứa hàm lượng kim loại nặng mà còn chứa một số ký sinh trùng. Vì thế nên cách nấu tôm đúng đó là bỏ đầu, đuôi, chỉ tôm, phần màu vàng của tôm, không ăn vùng vỏ bên ngoài và đun ở nhiệt độ cao để đảm bảo sức khoẻ.
Ốc
Đa phần khi ăn ốc đều luộc sơ qua rồi ăn ngay khi vừa trên bếp đưa xuống, ký sinh trùng giun ống tròn (tên khoa học là Angiostrongylus cantonensis) sẽ xâm nhập vào cơ thể, có thể gây chết người do chúng xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương của cơ thể người và gây viêm màng não.
Khi vào cơ thể, chúng sẽ ký sinh ở nhiều nội tạng, gây ra những biểu hiện bên ngoài như phù tay, chân, đau bụng, sốt, nôn ói, tiêu chảy,…Hơn hết, do môi trường ao hồ đầm lầy nước đọng, dễ bị ô nhiễm nên không chỉ có ký sinh trùng giun ống mà còn có rất nhiều loại ký sinh trùng khác ký sinh lâu ngày trong cơ thể có thể gây ung thư.
Ghê sợ hơn, mỗi con ốc có thể chứa tới từ 3000-6000 ký sinh trùng giun ống. Và vì thịt ốc tương đối dày nên các ký sinh trùng ở trung tâm thịt ốc rất khó tiêu diệt. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo, nếu ăn ốc, bạn phải nấu thật chín, ít nhất 20 phút. Thịt ốc phải chín hẳn mới có thể ăn được an toàn, tuyệt đối không nên ăn ốc chín tái.