Bệnh nhiệt miệng được y học gọi tên bệnh áp-tơ còn dân gian thì hay gọi là loét miệng, viêm niêm mạc miệng cấp. Biểu hiện của bệnh là niêm mạc miệng bị viêm nhiễm, sưng, nóng đỏ và đau. Đôi khi lở loét rất khó chịu, đặc biệt là khi nhai nuốt hay ăn uống.
Bệnh có thể gây ra những áp-xe ở dưới lưỡi, dưới niêm mạc. Nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng. Khi viêm cấp thì thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch ở góc hàm. Các vết loét cấp ở niêm mạc miệng, lưỡi thường tái phát nhiều lần, gây đau đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Lá rau ngót
Lấy rau ngót đem rửa sạch sau đó giã nát ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông chấm vào chỗ sưng đau, lở loét. Làm như vậy 2-3 lần/ngày, vết loét sẽ dịu hẳn và không còn cảm thấy đau nữa.
Nghệ vàng
Nghệ vàng có tính bình, vị cay đắng, tác dụng hoạt huyết, làm tan máu, giảm đau, trị mụn nhọt, sưng viêm. Dùng bột nghệ vàng trộn lẫn mật ong thành một hỗn hợp sền sệt, sau đó bôi lên nốt nhiệt cũng có tác dụng rất nhanh.
Nước rau má
Đây là một vị thuốc có tiếng trong việc thanh nhiệt giải độc mà ai cũng biết. Sử dụng rau má để chữa nhiệt miệng thậm chí bạn không phải mất tiền để mua vì chúng có thể mọc hoang ở các bờ rào, góc vườn rất nhiều.
Dùng một mớ rau má giã nát hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn pha với nước lọc làm nước uống giải nhiệt rất tốt. Hoặc bạn có thể nấu canh rau má ăn hàng ngày, không chỉ giúp thanh nhiệt giải độc mà rau má còn có tác dụng lợi tiểu rất tốt.